CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhập khẩu--Doanh nghiêp

  • Duyệt theo:
1 Kiểm định các nhân tố chính tác động tới kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 / Lê Việt Đức, Nguyễn Thùy Linh // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 3-15 .- 330

Bài viết này kiểm định những nhân tố chính giải thích biến động của nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2020. Mô hình kinh tế lượng được xây dựng dựa trên hai lý thuyết chính: Lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại và lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu. Kết qua cho thấy các nhân tố của hai lý thuyết đều tham gia giải thích nguyên nhân biến động của kim ngạch nhập khẩu, trong đó nhân tố chính của Lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại là tỷ giá thực.

2 Phòng ngừa tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm / Trương Quang Vinh // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.14-23 .- 345.22

Bài viết nêu khái quát một số loài ngoại lai xâm hại xuất hiện và phát triển ở Việt Nam hiện nay; phân tích để làm rõ những tác động tiêu cực của loài ngoại lai xâm hại như là hậu quả của tội nhập, phát tán các loài ngoại lai xâm hại quy định tại Điều 246 Bộ luật Hình sự năm 2015; đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, hệ sinh thái nền kinh tế và sức khỏe của con người.

3 Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Pakixtan / Ngô Xuân Bình, Nguyễn Lê Thy Thương // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 1(512) .- Tr. 106-114 .- 658

Pakistan là một nước thực thi chính sách bảo hộ thương mại khá chặt chẽ, thể hiện ở thuế nhập khẩu cao và chính sách kiểm duyệt hàng hóa nghiêm ngặt. Ngoài ra, là một quốc gia Hồi giáo, Pakistan áp dụng tiêu chuẩn Hồi giáo đối với phần lớn sản phẩm hàng tiêu dùng và thực phẩm nhập khẩu. Từ việc phân tích chính sách nhập khẩu của Pakistan và thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Pakistan, bài viết đề xuất những kiến nghị cho doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào Pakistan và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường này.

4 Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Bích Liên, Lê Tuấn Anh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 138-144 .- 658

Bài viết có mục tiêu nghiên cứu là đi sâu phân tích, so sánh, làm rõ những thay đổi trong cán cân thương mại của Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2007-2016, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thương mại Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc với tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày một tăng cao. Bài viết cũng nêu lên những vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình cán cân thương mại hiện nay của Việt Nam.