CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nước đang phát triển

  • Duyệt theo:
1 Tác động của FDI, độ mở thương mại và di cư đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia đang phát triển / Tô Thị Hồng Gấm, Nguyễn Mậu Bá Đăng, Nguyễn Vũ Duy // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 171-173 .- 332.6

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), độ mở thương mại và di cư đến bất bình đẳng thu nhập ở các nền kinh tế đang phát triển thông qua dữ liệu mẫu 36 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2008-2020 theo cách tiếp cận Bayes. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, FDI di cư có tác động cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập trong khi mối quan hệ giữa độ mở thương mại và bất bình đẳng thu nhập là ngược chiều. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách đối với các quốc gia đang phát triển trong việc cải thiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập khi theo đuổi chính sách thu hút vốn FDI.

2 Áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở các nước đang phát triển / Nguyễn Phúc Sinh, Lê Việt // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 96-99 .- 657

Việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã từng bước công bố các chuẩn mực kế toán công quốc tế trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã từng bước công bố các chuẩn mực kế toán công như là tất yếu khách quan phù hợp với nhu cầu quản lý thống nhất về tài chính nhà nước, yêu cầu hội nhập quốc tế. Đây là việc làm cần thiết trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, quản trị ngày càng tốt hơn nên kinh tế tài chính quốc gia ở tầm vi mô và vĩ mô.

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia : nghiên cứu tại các nước Asean đang phát triển và các nước phát triển / TS. Lâm Thanh Phi Quỳnh, ThS. Nguyễn Đăng Khoa, ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền // Ngân hàng .- 2021 .- Số 15 .- Tr. 50-57 .- 330

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Ordered Logit trên dữ liệu bảng nhằm mục đích xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của các nước Asean đang phát triển và các nước phát triển

4 Động cơ đầu tư ra nước của công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển / Nguyễn Quang Trung // .- 2021 .- Số 58 (68) .- Tr. 31-35 .- 332.6

Bằng chứng chứng minh không chỉ các công ty lớn, các tổ chức có năng lực tài chính mạnh, các tập đoàn đa quốc gia hùng hậu ở các nước phát triển mới quan tâm đến các kế hoạch ra nước ngoài mà các công ty đa quốc gia còn nhiều hạn chế về nguồn lực ở các nước đang phát triển cũng là nhà đầu tư ra nước ngoài. Bài viết khái quát về động cơ đầu tư ra nước ngoài, kỳ vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những người quan tâm.

5 Những điều kiện để tầng lớp trung lưu có thể kiến tạo quản trị tốt tại các nước đang phát triển / Lê Kim Sa // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 30-37 .- 658

Sự gia tăng tầng lớp trung lưu có thể coi là những dấu hiệu tích cực ở các nước đang phát triển. Mặc dù vậy, bài viết phân tích sự gia tăng này phải phụ thuộc vào hai yếu tố ở từng nước đó là: có tỷ lệ dân số phù hợp không chỉ cao hơn chuẩn nghèo mà còn đủ cao để tạo thành một tầng lớp trung lưu ổn định về thu nhập, và tầng lớp trung lưu ngày càng lớn hơn và giàu hơn do tăng trưởng kinh tế trong vòng vài thập niên tới. Nói cách khác, tầng lớp trung lưu phải đủ lớn, và phải tiếp tục giàu có hơn và lớn hơn, như đã từng phát triển trong 15 năm qua, để đảm bảo vai trò tích cực của tầng lớp này đối với các vấn đề quản trị và chính sách công.

6 Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong quản lý nợ địa phương / TS. Dương Thị Thúy Nga // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2016 .- Số 6(447) tháng 3 .- Tr. 36-38. .- 658

Bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm trong vay nợ của chính quyền địa phương (CQĐP) tại một số nước: Brazil, Ấn độ, Peru, Ba Lan, … liên quan đên sluaatj về trách nhiệm của CQĐP, các chỉ số cần kiểm soát trong vay nợ, mức ngưỡng cho phép, …, từ đó đưa ra những ý tưởng cho thực thi luật Ngân sách Nhà nước mới lien quan đến vấn đề này.