CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nghiên cứu văn học--Việt Nam
1 Câu chuyện du hành trong thế giới truyền thông : tự sự học xuyên phương tiện và khả năng thích nghi của nó ở Việt Nam / Lê Quốc Hiếu // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 7(605) .- Tr. 21-37 .- 800.01
Đề xuất một khung lí thuyết của tự sự học xuyên phương tiện. Bên cạnh các công trình lí thuyết then chốt về tự sự học đa/ xuyên phương tiện của Ryan, nghiên cứu cải biên và dịch biên kí hiệu được vận dụng kết hợp như là những khung lí thuyết và phương pháp chủ yếu.
2 Những ám ảnh hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng / Thái Phan Vàng Anh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 11(597) .- Tr. 102-111 .- 800.01
Trình bày những ám ảnh hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng qua ba phương diện: Những nổi loạn hiện sinh; những trốn chạy, kiếm tìm bản ngã; lối viết tự thuật.
3 Quang Dũng : đẹp mãi những mùa xanh xưa / Nguyễn Đăng Điệp // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 11(597) .- Tr. 3-10 .- 800.01
Phân tích những nhân tố lịch sử, văn hóa đã góp phần hình thành khí chất nghệ sĩ Quang Dũng và phong cách nghệ thuật độc đáo của ông trong một giai đoạn lịch sử hào hùng từ những điểm nhìn tham chiếu khác nhau.
4 Tản Văn – Nhìn trong không gian văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI / Lê Hương Thủy // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 10(596) .- Tr. 48-60. .- 800.01
Phân tích, nhìn nhận các vấn đề: Cách người viết tham dự vào đời sống văn học, đời sống văn hóa, cách người đọc lựa chọn và thị hiếu tiếp nhận các tác phẩm, một số sắc thái của thị trường xuất bản.
5 Nhìn lại tiểu thuyết Viêt Nam hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Đỗ Hải Ninh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 10(596 .- Tr. 34-47 .- 800.01
Phân tích, lý giải những chuyển động của tiểu thuyết qua sự thay đổi địa vị của thể loại, sự nối tiếp các thế hệ sang tác, ý thức về tinh thần tự do và sự quan tâm hơn đến cách kể. Bài viết hướng tới đánh giá những đóng góp của tiểu thuyết giai đoạn sau 2000 đối với văn học Việt Nam đương đại nói chung.
6 Sưu tầm và cải biên truyện cổ tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1986: Trường hợp viết lại Tây qua truyện (truyện dưa hấu) / Nguyễn Thanh Tùng, Trịnh Thùy Dương // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 9(595) .- Tr. 35-50 .- 800.01
Phân tích và chỉ ra những đặc điểm của hoạt động sưu tầm, cải biên truyện cổ tại Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1986 cúng như những yếu tố chính trị - xã hội – văn hóa tác dộng tới các đặc điểm, xu hướng đó.
7 Di sản thơ văn trung đại Việt Nam trong công trình nghiên cứu của tác giả Miền Nam 1955-1975 / Trần Thị Hoa Lê // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 9(595) .- Tr. 21-34 .- 800.01
Khảo sát, mô tả, phác thảo một số khuynh hướng nghiên cứu văn học cổ trung đại và chọn giới thiệu một số nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học miền Nam giai đoạn 1955-1975.
8 Á Nam Trần Tuấn Khải – nhà thơ của buổi giao thời / Vũ Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 4(590) .- Tr. 81-88 .- 800.01
Phân tích một cách lịch sử - cụ thể những đóng góp nghệ thuật của Á Nam chủ yếu dưới góc độ đề tài, chủ đề, việc xây dựng hình tượng nghệ thuật và thể loại tác phẩm, cho thấy vai trò lịch sử mang tính dấu nối của một nhà thơ trong buổi chuyển giao thời đại của văn học dân tộc.
9 “Người đọc” của Nguyễn Tuân trong tình thế cách mạng (tiếp cận xã hội học văn học về trường hợp Chùa Đàn) / Hoàng Quang Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 103-118 .- 800.01
Từ góc nhìn xã hội học văn học, nghiên cứu này phác dựng định chế văn hóa văn nghệ những năm 1940 nhìn từ phương diện đáp ứng các yêu cầu kháng chiến và kiến quốc; đồng thời, thông qua việc phân tích những chuyển biến trong tu tưởng xã hội và quan niệm nghệ thuật chi phối các mối tương tác và thực hành nghệ thuật của nhà văn, xét qua trường hợp Nguyễn Tuân, tìm cách lí giải về một thời điểm quan trọng khởi sinh và định hình tính chất của nền văn nghệ nước Việt Nam mới.
10 Văn học và nghiên cứu văn hóa / Johnathan Culler // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 1(587) .- Tr. 14-22 .- 800.01
Phân tích nền tảng về quá trình phát triển của nghiên cứu văn hóa. Trình bày những điểm phân biệt về nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa.