CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản lý môi trường--Việt Nam
1 Định hướng sử dụng mô hình quản lý biển theo vùng ở Việt Nam / Hoàng Trưởng, Dư Văn Toán, Bùi Thị Thủy, Dư Thị Việt Nga // .- 2024 .- Số 12 .- Tr. 22-29 .- 363
Nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý biển theo vùng; xem xét các ưu điểm và hạn chế của mô hình quản lý biển đang triển khai ở Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng, giải pháp nhằm tăng cường khả năng áp dụng các mô hình quản lý biển theo vùng phù hợp. Kết quả nghiên cứu trong bài báo là tiền đề để các cơ quan chức năng xem xét, lựa chọn giải pháp quản lý biển theo vùng phù hợp vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
2 Chính sách thúc đẩy áp dụng mô hình tái sử dụng : kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Trọng Hạnh, Lại Văn Mạnh, Mai Thanh Dung // .- 2024 .- Số 12 .- Tr. 64-69 .- 363
Phân tích kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi các chính sách thúc đẩy áp dụng mô hình tái sử dụng theo hướng kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học, gợi ý có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách để đẩy mạnh hoạt động tái sử dụng trong thời gian tới.
3 Hoàn thiện hành lang pháp lý về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường / Lại Văn Mạnh // .- 2024 .- Số 3 (425) - Tháng 02 .- Tr. 11-12 .- 363
Vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường; Giải pháp phát huy vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
4 Đưa công nghệ viễn thám thực sự trở thành công nghệ ứng dụng phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực / Trần Tuấn Ngọc // .- 2024 .- Số 1+2 (423+424) - Tháng 1 .- Tr. 90-92 .- 363
Công nghệ viễn thám đã góp phần không nhỏ trong công tác giám sát tài nguyên và môi trường và ngày nay đang trở thành công nghệ ứng dụng phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực. Đây được xem là một trong các hướng đi chủ đạo nhằm phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường đồng bộ và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
5 Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường / Lê Phú Hà // .- 2024 .- Số 1+2 (423+424) - Tháng 1 .- Tr. 78-79 .- 004
Triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
6 Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2023 .- Số 22 (420) - Tháng 11 .- Tr. 13-14 .- 363
Trình bày vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và đưa ra giải pháp phát huy vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
7 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, tỉnh Hưng Yên / Nguyễn Thị Bình Minh // .- 2023 .- Số 22 (420) - Tháng 11 .- Tr. 55-56 .- 363
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, tỉnh Hưng Yên với hai lĩnh vực khí thải và nước thải. Kết quả quan trắc cho thấy bệnh viện đã quản lý khá tốt môi trường bệnh viện theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên việc xử lý khí thải sau khi đốt chất thải rắn cần thực hiện tốt hơn.
8 Hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp qua công tác kiểm toán / Quang Minh // .- 2023 .- Số 23 (421) - Tháng 12 .- Tr. 31-32 .- 657
Phân tích một số tồn tại trong công tác quản lý môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp qua công tác kiểm toán.
9 Quản lý rác thải nhựa đại dương ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Thị Tâm // Môi trường .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 95-96 .- 363
Tìm hiểu về quản lý rác thải nhựa đại dương của một số nước là điều kiện cần thiết cho việc rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay.
10 Kinh nghiệm của Đài Loan trong công tác quản lý môi trường và bài học cho Việt Nam / Phạm Ánh Huyền, Nguyễn Ngọc Phát // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 97-99 .- 363.7009597
Nghiên cứu kinh nghiệm của Đài Loan trong việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật cụ thể đối với nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất phát thải lớn; qua đó đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam nhằm góp phần giải quyết các vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn triển khai công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp; đồng thời giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam.