CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Khung chịu tải trọng
41 Ảnh hưởng của khối xây chèn đối với sự làm việc của khung bê tông cốt thép chịu tải trọng tĩnh theo phương ngang / Lê Hoàng Long, Nguyễn Thị Thu Nga, Vũ Ngọc Quang // Xây dựng .- 2017 .- Số 07 .- Tr. 105-108 .- 624
Khảo sát ảnh hưởng của khối xây chèn khi kết cấu chịu tải trọng ngang tĩnh. Trong số các quan điểm tính toán hiện nay về khối xây, phương pháp vi – vĩ mô được sử dụng vì đây là phương pháp phù hợp nhất, với việc đồng nhất khối xây trước khi đưa vào tính với khung bê tông cốt thép. Bài toán giới hạn trong giai đoạn đàn hồi của vật liệu gạch, vữa, bê tông cốt thép.
42 Phương pháp phần tử hữu hạn trong tính toán nội lực hệ khung vòm cycloid phẳng / ThS. Lâm Thanh Quang Khải // .- 2017 .- Số 4 .- Tr. 10-16 .- 624
Xây dựng ma trận độ cứng cho phần tử vòm cycloid từ phương trình trạng thái tại 2 đầu của thanh cong và là cơ sở để xây dựng ma trận độ cứng cho các loại vòm cong khác. Dùng phương pháp phần tử hữu hạn để tính nội lực cho hệ khung vòm cycloid phẳng chịu tải tĩnh trọng.
43 Khảo sát ứng xử của hệ kết cấu khung – bể chứa nước bằng thí nghiệm trên bàn rung tự chế tạo khi dao động tự do / ThS. Bùi Phạm Đức Tường, TS. Phan Đức Huynh, PGS. TS. Lương Văn Hải, ThS. Nguyễn Văn Đoan, KS. Lương Văn Chính // Xây dựng .- 2016 .- Số 09/2016 .- Tr. 120-125 .- 624
Thiết bị bàn rung (Shaking table) được nghiên cứu và tự chế tạo hoàn toàn nhằm mục đích khảo sát ứng xử của công trình bằng cơ chế tạo chuyển vị nền trực hướng theo hàm gia tốc bất kỳ cho trước. Thiết bị có khả năng tạo được dao động điều hòa hoặc giả lập phổ gia tốc nền để mô phỏng động đất. Công trình được mô phỏng dưới dạng khung tỷ lệ và khảo sát chuyển vị đỉnh theo thời gian khi dao động tự do, sau đó được điều khiển dao động bởi thiết bị giảm chấn bằng chất lỏng (Tuned Liquid Damper). Hiệu quả của TLD sẽ được đánh giá dựa trên khả năng làm giảm chuyển vị đỉnh của công trình bằng cách thay đổi chiều cao mực nước bên trong để có các TLD có đặc trưng tần số khác nhau.
44 Tăng khả năng kháng chấn cho khung BTCT bằng FRP gia cường / KS. Lê Cao Hân, TS. Cao Văn Vui // Xây dựng .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 61-69 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng vật liệu sợi thủy tinh (GFRP) để gia cường nhằm tăng khả năng kháng chấn cho khung bê tông cốt thép (BTCT). Khung BTCT 5 tầng 3 nhịp có gia cường GFRP và không gia cường được chọn và phân tích ngoài miền đàn hồi theo thời gian dưới tác dụng của các trận động đất khác nhau. Khung được mô hình trong SAP2000 bằng phần tử phi tuyến LINK ứng xử trễ theo mô hình Takeda. Sau đó, mức độ hư hại của khung BTCT được phân tích…
45 Xác định ổn định của khung thép trong giai đoạn đàn hồi theo phương pháp tuyến tính / Nguyễn Minh Tuyền, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Quốc Cường // Xây dựng .- 2016 .- Số 06/2016 .- Tr. 143-145 .- 624
Trình bày một phương pháp để xác định ổn định của khung thép. Phương pháp này đã phản ánh được sự làm việc thực tế của khung và có thể tính toán trực tiếp trên khung mà không cần sử dụng các bảng biểu giống như các phương pháp truyền thống. Với phương pháp này sẽ xác định được tải trọng tới hạn của khung trong giai đoạn đàn hồi theo phương pháp tuyến tính sau đó xác định chiều dài tính toán của thanh bằng sử dụng công thức Euler.
46 Đánh giá độ tin cậy kết cấu khung thép có liên kết nửa cứng với tham số đầu vào không chắc chắn dạng khoảng / TS. Lê Công Duy, KS. Võ Xuân Tần // Khoa học Công nghệ Xây dựng .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 18-25 .- 624
Trình bày một ứng dụng đánh giá độ tin cậy của kết cấu khung phẳng bằng thép có liên kết nửa cứng chịu tải trọng tĩnh trong trường hợp xét đến tính không chắc chắn của một số tham số đầu vào dưới dạng số khoảng là độ cứng của liên kết giữa dầm và cột, tải trọng tác dụng và đặc trưng vật liệu.
47 Tối ưu hóa kết cấu khung thép dựa trên độ tin cậy sử dụng giải thuật một vòng lặp đơn xác định với biến thiết kế rời rạc / Bùi Trần Vĩnh Thái, Đinh Văn Hoai, Lâm Thị Phúc Hạnh, Hồ Hữu Vịnh, Nguyễn Thời Trung // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 275-282 .- 624
Trình bày cách thành lập và giải bài toán tối ưu hóa kết cấu khung thép dựa trên độ tin cậy sử dụng giải thuật một vòng lặp đơn xác định với biến thiết kế rời rạc. Phương pháp đề xuất là sự kết hợp giữa giải thuật một vòng lặp đơn xác định (SLDM) và giải thuật DE cải tiến (IDE), với IDE là một phiên bản mới được cải tiến từ DE nhằm tăng tốc độ hội tụ của quá trình tìm kiếm nghiệm tối ưu mà vẫn đảm bảo lời giải là nghiệm tối ưu toàn cục.
48 Phân tích khung phẳng với các tham số đầu vào là đại lượng khoảng bằng mô phỏng Monte Carlo / TS. Đặng Xuân Hùng, ThS. Nguyễn Trọng Hà // Khoa học Công nghệ Xây dựng .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 32-40 .- 624
Trình bày một phương pháp phân tích kết cấu khi các tham số đầu vào là các đại lượng khoảng kết hợp phương pháp phần tử hữu hạn và mô phỏng Monte Carlo (MC). Phương pháp này được trình bày chi tiết thông qua ví dụ phân tích kết cấu khung phẳng với các tham số vật liệu, kích thước hình học và tải trọng là các tham số khoảng.
49 Đánh giá độ tin cậy kết cấu khung bê tông cốt thép với tham số đầu vào không chắc chắn dạng khoảng / TS. Lê Công Duy, KS. Nguyễn Xuân Hoàng // Xây dựng .- 2016 .- Số 04/2016 .- .- 624
Độ tin cậy của kết cấu là vấn đề đặc biệt được quan tâm trong công tác thiết kế tính toán kết cấu công trình. Nội dung bài báo liên quan đến hai nội dung của mô hình đánh giá độ tin cậy, đó là phân tích trạng thái kết cấu và đánh giá độ tin cậy của kết cấu khung bê tông cốt thép trong trường hợp xét đến tính không chắc chắn của các tham số đầu vào dưới dạng số khoảng là tải trọng tác dụng và đặc trưng vật liệu.
50 Nghiên cứu tương tác động lực học của kết cấu công sự dạng tấm trên nền phi tuyến chịu tải trọng động dạng sóng nổ / ThS. Vũ Công Hoằng // Xây dựng .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 139-143 .- 624
Nghiên cứu tương tác động lực của kết cấu công sự dạng tấm, đặt nửa chìm nửa nổi trong môi trường nền đất phi tuyến nhiều lớp chịu tác dụng của tải trọng động, dạng sóng xung kích do vụ nổ gây ra bằng phương pháp phần tử hữu hạn, sử dụng mô hình chuyển vị, kết cấu công sự được xuất phát từ phần tử tấm (shell). Thuật toán được xây dựng trên cơ sở lí thuyết tính toán tấm, bài toán không gian, phương pháp phần tử hữu hạn và phương pháp bài toán phi tuyến. Chương trình được lập trên phần mềm Ansys kết hợp với Matlab.