CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ--Giao tiếp
1 Hành động ngôn ngữ Hứa trong giao tiếp của người Việt (qua tư liệu ở một số tác phẩm văn học) / Mai Thị Hảo Yến // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 94-100 .- 400
Trên nền tảng của lí thuyết ngữ dụng học, những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ nói chung và hành động hứa nói riêng đã thu được những thành tựu đáng kể. Bài viết sẽ làm rõ hành vi – hành động nói năng này trong giao tiếp của người Việt từ phương diện dụng học.
2 Quan niệm về Bun và Bạp được phản ứng trong tiếng Thái Lan / Nguyễn Thị Thùy Châu // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 31-40 .- 400
Nhằm mục đích phân tích nghĩa của hai từ bun và bạp trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày và trong các thành ngữ, tục ngữ tiếng Thái Lan. Qua đó, người đọc sẽ hiểu hơn quan niệm về thiện và ác trong đời sống của người Thái.
3 Từ tiếng Kinh trở thành tiếng Việt : từ tiếng phổ thông trở thành ngôn ngữ quốc gia / Vương Toàn // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 3-11 .- 400
Bài viết xem xét khung cảnh xã hội – chính trị và những tác động để tiếng Kinh trở thành tiếng Việt và tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia.
4 Lồng tiếng: một số phương pháp giúp tạo hứng thú và tăng khả năng giao tiếp cho người học ngôn ngữ / Đường Thị Phương Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 3(295) .- Tr. 82-87 .- 400
Tìm hiểu những khó khăn mà người dạy thường gặp khi sử dụng lồng tiếng trong giảng dạy và đề xuất một số giải pháp để lồng tiếng thực sự trở thành một công cụ dạy học hiệu quả.
5 Tính tích cực của việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong phương pháp giảng dạy thuyết trình / Trần Thị Thu Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 68 - 71 .- 400
Giới thiệu về tích cực của ngôn ngữ hình thể trong phương pháp giảng dạy thuyết trình, qua đó đi sâu phân tích về các phương thức thể hiện của ngôn ngữ hình thể làm rõ tính tích cực của từng phương thức. Từ đó, nghiên cứu vận dụng trong các hoạt động giao tiếp.
6 Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu như thế nào / Phan Văn Quế // .- 2018 .- Số 12 (280) .- Tr. 60 - 66 .- 400
Bài viết cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào và tại sao tiếng Anh lại trở thành một ngôn ngữ toàn cầu? Dựa vào kết quả của các nghiên cứu đi trước và đặc biệt là quan điểm của David Crystal, bài viết đi sâu phân tích các sự kiện lịch sử, phân bố địa lý, các nhân tố xã hội, văn hoá liên quan đến việc mở rộng phạm vi sử dụng của tiếng Anh vào mọi lính vực trên thế giới chủ yếu từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 20. Ngoài ra bài viết cũng đề xuất những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến tác động tiêu cực và những mặt trái của ngôn ngữ toàn cầu.
7 Những cử chỉ mang ý nghĩa chào của người Việt trong giao tiếp hiện nay / Nguyễn Thị Phương // .- 2018 .- Số 11 (354) .- Tr. 51 - 64 .- 400
Tổng hợp, miêu tả và phân tích ý nghĩa và phạm vi sử dụng các cử chỉ mang ý nghĩa chào tiêu biểu của người Việt trong giao tiếp hiện nay qua tư liệu khảo sát là 400 tình huống giao tiếp quy thức và phi quy thức. Theo văn hóa truyền thống, người Việt Nam rất coi trọng các nghi thức, đặc biệt là lời chào, coi “ lời chào cao hơn mâm cổ”. Nghi thức chào diễn ra thường xuyên và phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng.
8 Chiến lược tiếp nhận lời khen về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới / Phạm Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 9(263) .- Tr. 17- 22 .- 400
Tập trung khảo sát và phân tích tám chiến lược hồi đáp lời khen bằng ngôn ngữ về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới. Đó là: cảm ơn, chia sẻ, khẳng định nội dung khen, khen phản hồi, hỏi lại, giảm bớt mức độ khen, phủ định lời khen, không hồi đáp vào nội dung khen. Những chiến lược này thể hiện sự khác biệt cụ thể trong giao tiếp giữa nam giới và nữ giới.
9 Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ ma trận / ThS. NCS. Nguyễn Thị Huyền // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 45 – 53 .- 400
Giới thiệu mô hình lý thuyết giúp lý giải những cơ chế bên trong hiện tượng chuyển mã, đó là Ngôn ngữ ma trận của Myers-Scotton được công bố lần đầu tiên năm 1993. Qua đó, tìm hiểu những cơ chế ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Anh khi chúng tương tác lẫn nhau trong các diễn ngôn chuyển mã.
10 Về vấn đề nhận diện động từ nói năng trong tiếng việt / Phan Thị Nguyệt Hoa // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 71 – 80 .- 410
Bài viết đề cập đến một số tiêu chí cần thiết để nhận diện động từ nói năng trong tiếng việt.