CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh--Trầm cảm

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm lâm sàng triệu chứng đau ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn / Vũ Sơn Tùng, Eric Hahn, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 127-135 .- 610

Các bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn thường biểu hiện một loạt các triệu lâm sàng đa dạng, bao gồm cả những phàn nàn về cảm xúc và cơ thể. Đau là một triệu chứng cơ thể phổ biến ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu được thực hiện trên 109 bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích chùm ca bệnh.

2 Đặc điểm trầm cảm ở bệnh nhân nữ có rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở độ tuổi 45-59 / Vũ Thị Lan, Nguyễn Văn Tuấn // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 158-164 .- 610

Khảo sát đặc điểm trầm cảm ở 45 bệnh nhân nữ có rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở độ tuổi 45-59 theo ICD-10 điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai từ 9/2014 đến 8/2015. Kết quả sau 1 năm cho thấy các triệu chứng trầm cảm xuất hiện thỉnh thoảng, không kéo dài cả ngày. Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ 100%, giảm cảm giác ngon miệng 97,8%, chậm chạp tâm thần vận động 93,3%, giảm khí sắc 92,3%, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi 88,9%, giảm tập trung 86,7%, giảm quan tâm thích thú cũ 80,0%, giảm ham muốn tình dục 60,0%. 26,7% bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng thỉnh thoảng mới xuất hiện.

3 Kết quả điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm bằng an thần kinh phối hợp với thuốc chống trầm cảm / Tô Thanh Phương // .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 1-6 .- 610

Đánh giá hiệu quả điều trị 30 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm bằng an thần kinh phối hợp với thuốc chống trầm cảm. Kết quả cho thấy 100% hoang tưởng tự buộc tội hết sau điều trị, 83,33% hết biểu hiện buồn rầu, 80% hành vi của người bệnh đã được cải thiện rõ rệt. Điều đó cho thấy sự phối hợp thuốc an thần kinh với thuốc chống trầm cảm đã đem lại hiệu quả cao trong điều trị trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm.

5 Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm vị thành niên tại các xã/ phường ven biển trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng / // Y học thực hành .- 2016 .- Số 06 (1013) .- Tr. 50-54 .- 610

Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở trẻ em vị thành niên tại các xã/ phường ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tìm hiểu các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm trẻ vị thành niên tại địa bàn nghiên cứu.

6 Các yếu tố liên quan đến trầm cảm bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Thái Nguyên, Việt Nam / Đào Trọng Quân, Ngô Thị Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Loan, Lương Thị Hoa // Y học thực hành .- 2017 .- Số 2 (1032) .- Tr. 15-17 .- 610

Khảo sát tỷ lệ và mức độ trầm cảm của bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Thái Nguyên. Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Thái Nguyên.

8 Đánh giá hiệu quả tăng cường liệu pháp kích hoạt hành vi trên bệnh nhân trầm cảm điều trị thuốc / Trần Thành Nam // Khoa học và Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 11/2016 .- Tr. 11-18 .- 610

Đánh giá hiệu quả tăng cường của liệu pháp kích hoạt hành vi (BA) trong can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm từ nhẹ đến vừa được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.

9 Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm vị thành niên tại các xã/ phường ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng / Ngô Thị Kim Yến, Trần Thị Hoài Vi, Nguyễn Hoàng Lan, Võ Văn Thắng // Y học thực hành .- 2016 .- Số 6 (1013) .- Tr. 50 – 54 .- 616.85

Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại các xã/phường ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Qua đó, tìm hiểu các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm trẻ vị thành niên tại địa bàn nghiên cứu.