CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách--Cổ tức

  • Duyệt theo:
1 Chính sách làm mượt cổ tức : bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Trần Ngọc Mai, Hoàng Thị Yến // .- 2023 .- K2 - Số 248 - Tháng 09 .- Tr. 19-24 .- 332.64

Bài viết xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức trong quá khứvà tình hình tài chính tới tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp, qua đó gợi mở một số đề xuất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

2 Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa Hồng, Nguyễn Việt An // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 540 .- Tr. 51-63 .- 658

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Kết quả từ mô hình hồi quy đa biến cho thấy, những yếu tố tác động tiêu cực của chính sách cổ tức đến hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số Q của Tobin.

3 Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đỗ Thị Hà Phương, Phạm Tuấn Phát, Đặng Thanh Phương ngọc // Ngân hàng .- 2022 .- Số 18 .- Tr. 11-18 .- 332.12

Bài viết tiến hành nghiên cứu các yếu tố nội tại của ngân hàng để xác định và đánh giá mức biến động của các yếu tố bên trong mỗi ngân hàng tác động đến chính sách cổ tức của ngân hàng mạ cụ thể là tỷ lệ chi trả cổ tức.

4 Nhân tố ảnh hưởng chính sách cổ tức tại các Công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Tân, Nguyễn Thu Thương, Nguyễn Mạnh Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 7(228) .- Tr. 34-39 .- 658

Bài viết sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã chỉ ra cổ tức một cổ phần thường (DPS) tương quan ý nghĩa thống kê với đòn bẩy tài chính (LEV), dòng tiền (FCF), tài sản đảm bảo (TANG), thu nhập một cổ phần thường (EPS) ở mức ý nghĩa 1%, quy mô công ty (SIZE) tương quan ý nghĩa thống kê với biến DPS ở mức ý nghĩa 5%, lạm phát (CPI), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tương quan ý nghĩa thống kê với biến DPS ở mức ý nghĩa 10%. Các biến về khả năng sinh lời (ROA, ROE), khả năng thanh toán (HSTT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (T) chưa có ý nghĩa thống kế với biến DPS.

5 Nhân tố tác động đến khả năng xảy ra căng thẳng tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đinh Khánh Nam // .- 2022 .- Số 774 .- Tr. 51-54 .- 658

Bài viết sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 623 doanh nghiệp niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình có ba nhân tố tác động đến khả năng xảy ra căng thẳng tài chính tại các doanh nghiệp bao gồm: LEV (Đòn bẩy tài chính), SIZE (Quy mô công ty) và WC (Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn). Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho những doanh nghiệp niêm yết khi rơi vào trường hợp "đang rơi vào căng thẳng tài chính" và "có thể phòng tránh khả năng xảy ra căng thẳng tài chính".

6 Chính sách cổ tức của các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Đức Thạch Diễm // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 225 .- .- 332.6322

Bài viết tập trung làm rõ thực trạng chính sách cổ tức trên cơ sở hàm ý chính sách cổ tức cho các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

7 Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức tới chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam / Đào Văn Thi, Lưu Hữu Đức // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 221 .- Tr. 67-71 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng lợi nhuận tới chính sách cổ tức tại 20 doanh nghiệp vận tải biển được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019.

8 Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Văn Tiến // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 154 .- Tr. 36-48 .- 658

Chính sách cổ tức là một trong những yếu tố phản ánh hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và lành mạnh,tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Ngành bất động sản gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có tốc độ đô thị hóacao như Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2019 và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, bài viết sử dụng mô hình hồi quy FEM và REM nhằm phân tích các nhân tố tác động tới chính sách cổ tức của 34 doanh nghiệp bất động sản, bao gồm: Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGR), Quy mô tổng tài sản (SIZE), Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEV), Khả năng thanh toán hiện hành (CR) và Cổ tức của giai đoạn liền trước (PDPS). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp dành cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

9 Chính sách cổ tức và giá trị công ty: Nghiên cứu ngành bất động sản / Bùi Kim Phương, Nguyễn Huỳnh Đoan Trang // .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 28-33 .- 332.632

Bài báo nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị công ty ở nhóm ngành bất động sản. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 66 công ty bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và sở Giáo dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2010-2019. Như vậy ở nhóm ngành bất động sản các công ty có tỉ suất càng cao thì giá trị công ty càng thấp và ngược lại. Do đó khi ra quyết định về chính sách cổ tức, nhà quản lý nên xem xét tác động của thuế đến thu nhập của cổ đông nhằm tối đa hóa giá trị công ty.

10 Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị công ty ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam / Nguyễn Thu Thương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 59-63 .- 658

Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị công ty với dữ liệu gồm các quan sát của các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020. Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để kiểm định mối quan hệ