CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Đường sắt
1 Nghiên cứu vai trò của phụ gia polyme trong việc gia cố cát biển bằng xi măng để chống hiện tượng cát chảy và nâng cao sức chịu tải nền đường sắt khu vực ven biển / Trần Quốc Đạt, Trọng Kiến Dương // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 20-25 .- 690
Đề cập đến 3 tham số khi nghiên cứu vai trò của phụ gia polyme trong việc gia cố nền đường sắt ven biển, đó là hệ số thấm của cát gia cố và các tham số đặc trưng cho sức chịu tải của nền đường sắt như cường độ chịu nén của đất Rn, cường độ chịu kéo của đất khi ép chẻ Rk.
2 Chiều dài đường cong chuyển tiếp đường sắt tốc độ cao / PGS. TS. Nguyễn Hữu Thiện // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 33-36 .- 624
Trình bày việc xác định chiều dài đường cong chuyển tiếp trên cơ sở xem xét đến vấn đề an toàn chuyển động của đoàn tàu và hạ tầng kết cấu đường. Xác định chiều dài đường cong chuyển tiếp trên cơ sở tỷ lệ thay đổi siêu cao theo thời gian. Xác định chiều dài đường cong chuyển tiếp trên cơ sở tỷ lệ thay đổi siêu cao thiếu theo thời gian.
3 Sử dụng phương pháp phân tích ngược để đánh giá các thông số thiết kế hầm đường sắt / ThS. Phạm Thị Loan // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 6-8 .- 624
Tìm hiểu về phương pháp phân tích ngược để xem xét, đánh giá các thông số thiết kế hầm đường sắt.
4 Một số giải pháp kết nối nhà ga đường sắt đô thị với các phương thức giao thông đô thị khác, áp dụng thực tế cho nhà ga “vành đai 3” trên tuyến đường sắt đô thị 2a Hà Nội / Tống Ngọc Tú // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 94-101 .- 624
Trên cơ sở nghiên cứu về điểm trung chuyển, bài báo đưa ra một số giải pháp kết nối các phương thức giao thông đô thị với nhà ga “vành đai 3” thuộc tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông. Giải pháp được đề xuất tương ứng với từng phương thức giao thông gồm đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô và mô hình bãi đỗ xe trung chuyển Park-and-Ride.
5 Nghiên cứu đề xuất các yêu cầu kỹ thuật cơ bản và quy trình triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Hoài An, ThS. Lê Hoàng // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 77-81 .- 624
Trình bày nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với từng thành phần và hệ thống con (subsystem) của hệ thống đường sắt tốc độ cao, từ đó đề xuất các bước cơ bản trong quy trình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam trên cơ sở áp dụng nguyên lý toàn bộ hệ thống đường sắt tốc độ cao và tổng kết từ các nghiên cứu và thực tế đường sắt tốc độ cao ở các nước trên thế giới.
6 Phân tích kháng chấn ga tàu điện ngầm bằng phương pháp đẩy tĩnh phi tuyến theo phổ phản ứng thiết kế / TS. Trần Quang Huy, ThS. Đỗ Văn Phong // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 30-35 .- 624
Phân tích phản ứng động đất của ga ngầm sử dụng phương pháp phổ khả năng theo tiêu chuẩn ATC-40, đây là một phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến cho ra kết quả chính xác hơn so với kết quả phân tích của phương pháp lực ngang tương đương.
7 Phân tích tìm hiểu các thông số ảnh hưởng đến sự tương tác của đường ray không khe nối đạt trên cầu đường sắt / ThS. Phạm Thị Loan, ThS. Chu Quang Chiến // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 12-17 .- 624
Tìm hiểu và phân tích các thông số của kết cấu cầu, của kết cấu tầng trên đường ray cũng như một số tác động ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự làm việc tương tác của cầu và đường ray, vì đây là những số liệu hết sức cần thiết trong tính toán kết cấu, cũng như cung cấp những hiểu biết hữu ích cho cả quá trình khai thác và bảo dưỡng sữa chữa các tuyến đường sắt sau này.
8 Rung động lan truyền từ tuyến đường sắt đô thị: Nhân tố hình thành, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và một số giải pháp giảm thiểu / ThS. Lê Quang Hưng // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 84-88 .- 624
Giới thiệu những nguyên nhân hình thành rung động lan truyền từ hệ thống đường sắt đô thị ra môi trường xung quanh; những tác hại của nó đến sức khõe người dân sinh sống dọc theo tuyến đường và những ảnh hưởng đến các công trình xây dựng dọc theo tuyến như nhà cửa, trường học, bệnh viện, phòng thí nghiệm..., từ đó đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu rung động của hệ thống đường sắt đô thị.
9 Phân tích ứng xử động của tàu cao tốc trên mô hình nền ba lớp sử dụng phương pháp phần tử dầm nhiều lớp chuyển động cải tiến / Đỗ Ngọc Thuận, Đỗ Thành Huế, Cao Tấn Ngọc Thân, Lương Văn Hải // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 5-10 .- 624
Phát triển phương pháp phần tử dầm nhiều lớp chuyển động cải tiến để khắc phục những hạn chế của phương pháp dầm nhiều lớp chuyển động. Trong đó, các thành phần thay đổi trong phương trình cân bằng động học được xem là lực giả và các ma trận khối lượng, ma trận cản, và ma trận độ cứng của kết cấu là không thay đổi sau mỗi bước thời gian tính toán. Điều này giúp cho phương pháp IMFM giảm bớt nhiều thời gian tính toán hơn so với phương pháp MFM truyền thống.
10 Đường ray không khe nối trên đường sắt đô thị / PGS. TS. Nguyễn Hữu Thiện // Xây dựng .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 16-20 .- 624
Trình bày cơ sở của việc tính toán lực nhiệt độ ray, quan hệ giữa chuyển vị co giãn và biến đổi nhiệt độ ray. Phân tích lực cản dọc của đường cong trong trường hợp tổng quát bao gồm ba thành phần đó là lực cản đầu nối ray, lực cản phụ kiện giữ ray và lực cản đệm đường. Đánh giá các tác nhân ảnh hưởng đến các loại lực cản dọc của đường như chất lượng, kích thước, đồ vặn chặt bu lông, chất lượng nền đá cũng như tác động của các loại lực cản dọc lên đường ray theo tiến trình thời gian thông qua việc phân tích biểu đồ lực nhiệt độ của ray gồm bốn giai đoạn. Ngoài ra bài viết còn trình bày cơ sở tính toán lượng co giãn ở đầu nối ray không khe nối cho cả hai trường hợp khe nối ray dài với ray cơ bản với nhau được dùng trong đường sắt đô thị cùng tính toán kiểm tra dự phòng mối nối ray thông qua ví dụ tính toán.