CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Tố tụng--Dân sự
1 Bàn về quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và thay đổi địa vị tố tụng trong vụ án dân sự sơ thẩm / Bùi Ai Giôn // .- 2024 .- Số 10 (489) - Kỳ 2- Tháng 5 .- Tr. 46 – 49 .- 340
Quyết định đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn” và “Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án” là hai quyết định khác nhau. Quyết định đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn chưa kết thúc hoàn toàn vụ án mà chỉ đình chỉ đối với yêu cầu của nguyên đơn. Sau đó, Tòa án sẽ căn cứ vào khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì vụ án đã kết thúc và Tòa án không còn đối tượng để xét xử. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và thay đổi địa vị tố tụng trong vụ án dân sự sơ thẩm tại điểm b, c khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 vẫn còn vướng mắc, khó khăn. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích về những khó khăn, vướng mắc đó và đưa ra các kiến nghị khắc phục.
2 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Trinh, Bùi Thị Quỳnh Trang // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 93 – 109 .- 340
Áp dụng pháp luật nước ngoài là một nội dung quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dẫn sự có yếu tố nước ngoài (hay còn gọi là các tranh chấp dân sự quốc tế). Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cụ thể liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại và một số văn bản pháp luật liên quan. Đặc biệt, Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 tại Điều 481 đã quy định một số nội dung liên quan trực tiếp đến việc xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để toà án áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế. Bài viết trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về bản chất pháp luật nước ngoài, chủ thể và phương thức xác định pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế; so sánh với thực tiễn tại một số quốc gia như Bi, Trung Quốc, Thụy Sỹ..., trên cơ sở đó đề xuất một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam về áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế.
3 Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam / Nguyễn Thị Thuý Hằng // Luật học .- 2020 .- Số 07 .- Tr. 13 – 21 .- 340
Bài viết nghiên cứu, làm rõ các quan điểm của của các nhà nghiên cứu để xây dựng một cách khái quát khái niệm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Trên cơ sở các tiêu chí, các yêu cầu được xây dựng trong phần khái niệm, tác giả đề xuất một số định hướng mà pháp luật tố tụng cần phải hoàn thiện về vấn đề này như: Ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cơ bản của mỗi đương sự đồng thời xác lập và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tương ứng của các đương sự khác; thiết lập cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tố tụng của đương sự thông qua sự tham gia tố tụng của người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4 Nguyên tắc “Quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” / Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 13 (413) .- Tr.9 – 18 .- 340
Nguyên tắc “Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” là một trong các nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của pháp luật tố tụng dân sự. Khi xây dựng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015), nguyên tắc này đã được sửa đổi, bổ sung, trong đó có những nội dung chứa đựng triết lý pháp luật mới ảnh hưởng sâu sắc tới việc xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung trình bày về nội dung quy định của pháp luật về nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo BLTTDS năm 2015 và từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
5 Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự / Thái Chí Bình // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 55-59 .- 346
Ủy thác thu thập chứng cứ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp tòa án ủy thác có được tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà hoạt động thu thập phải thực hiện bên ngoài phạm vi lãnh thổ của tòa án ủy thác thông qua tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác. Do quy đinh của pháp luật tố tụng dân sự về ủy thác thu thập chứng cứ còn những vướng mắc, bất cập, chưa có chế tài đối với tòa án được ủy thác do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu ủy thác làm ảnh hưởng đến việc thu thập chứng cứ trên thực tế, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về ủy thác thu thập chứng cứ, xác định vướng mắc, bất cập qua thực tiễn áp dụng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn.
6 Những giá trị đặc sắc của pháp luật tố tụng dân sự phong kiến Việt Nam và bài học kinh nghiệm trong quá trình lập pháp / Hà Thị Lan Phương // Nghề luật .- 2019 .- Tr. 31 – 41 .- 340
Giá trị đặc sắc của pháp luật tố tụng dân sự phong kiến Việt Nam được thể hiện trong những định chế cơ bản như: Thẩm quyền và thủ tục tố tụng các loại vụ việc, các mẫu văn bản trong quá trình tố tụng, chứng cứ chứng minh, quyền nghĩa vụ trách nhiệm của các bên, quản lý hình ảnh và thi hành án, thể hiện trong các Lệ kiện về mua bán, cầm cố, vay nợ, thuê mướn, về ruộng đất, cưới gả, thừa kế và dân sự tạp tụng.
7 Quyền tự do ngôn luân và quyền tự do thông tin trong pháp luật quốc tế và Việt Nam / Đỗ Đức Minh // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 65 - 73 .- 327
Phân tích quyền tự do ngôn luận và quyền tự do thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
8 Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự Việt Nam / Dương Quỳnh Hoa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 74 - 82 .- 340
Phân tích vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự Việt Nam theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự Việt Nam.