CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh--Thiếu máu
1 Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương / Phạm Hoàng Thái, Nguyễn Thị Vân, Lê Minh Trác // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 195-203 .- 618
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit dưới 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình theo tuổi sau sinh của trẻ. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Thiếu máu ở trẻ đẻ non thường là thiếu máu bệnh lý. Thiếu máu ở trẻ đẻ non có nhiều yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai dưới 32 tuần tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong thời gian từ tháng 09/2023 đến tháng 03/2024.
2 Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân huyết sắc tố hbe tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2020 - 2022 / Nguyễn Thanh Bình, Trần Thị Ngân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tr. 157-161 .- Tr. 157-161 .- 610
HbE là một bệnh rối loạn huyết sắc tố di truyền phân bố với tỷ lệ cao ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mục tiêu mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân huyết sắc tố HbE đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2020 đến năm 2022.
3 Đặc điểm kháng thể bất thường ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn tại Bệnh viện Bạch Mai / Nguyễn Tuấn Tùng, Phạm Quang Thịnh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Tập 65(số 5) .- Tr. 10-14 .- 610
Tự kháng thể (TKT) ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn (TMTMTM) “gắn” với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu gây ra tình trạng tan máu. Ngoài ra, TKT còn có thể lưu hành trong huyết thanh và sự tồn tại của loại kháng thể này có thể che lấp hoặc làm nhiễu kháng thể bất thường (KTBT). Do vậy, xác định sự xuất hiện KTBT ở bệnh nhân TMTMTM gặp rất nhiều khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ xuất hiện và mô tả đặc điểm của KTBT ở bệnh nhân TMTMTM. Đối tượng nghiên cứu: 150 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị TMTMTM tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021.
4 Một số đặc điểm xét nghiệm huyết học của bệnh nhân thiếu máu do viêm mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Thị Lết, Nguyễn Quang Tùng, Phạm Văn Tuấn, Đỗ Thị Thanh Huyền, Hoàng Thị Hồng Diệp // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 187-194 .- 610
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một số đặc điểm xét nghiệm huyết học của bệnh nhân thiếu máu do viêm mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 5/2020 đến tháng 9/2021. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.
5 Detection of -28(A>G) beta thalassemia mutation using amplification refractory mutation system (ARMS)-PCR = Phát hiện đột biến -28(A>G) gây bệnh beta thalassemia bằng kỹ thuật AMRS-PCR / Võ Thị Thương Lan, Bùi Thị Thu Anh, Triệu Tiến Sang // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 17 (2) .- Tr. 245-250 .- 610
Nghiên cứu các cặp mồi của kỹ thuật ARMS_PCR được thiết kế và điều kiện PCR được tối ưu để phát hiện đột biến -28(A>G) trong 263 bệnh nhân được chẩn đoán β thalassem.
6 Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại một số xã huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình / // Y học thực hành .- 2018 .- Số 1 (1066) .- Tr. 17-19 .- 610
Xác định tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 36 đến dưới 60 tháng tuổi tại một số xã huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.
7 Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mag thai tại Hà Nội năm 2012 – 2013 / Nguyễn Quang Tùng // Nguyễn Quang Tùng .- 2014 .- Số 11/2014 .- Tr. 6-8 .- 610
Xác định tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. Tìm hiể một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.