CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cán cân Thương mại

  • Duyệt theo:
1 Thương mại giữa Việt Nam và Hàn quốc trong 30 năm (1992-2021) / Phạm Bích Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 30-39 .- 658

Bài viết phân tích quá trình phát triển thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong 30 năm (1992-2021). Từ góc nhìn về chính sách của phía Việt Nam, bài viết đánh giá các yếu tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu thương mại giữa hai nước, tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn quốc và dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

2 Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030 / Bùi Thị Quỳnh Trang // .- 2022 .- Số 776 .- Tr. 89-91 .- 658

Thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế; Khó khăn, thách thức và Đề xuất giải pháp.

3 Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và một số biện pháp điều chỉnh / Đỗ Phú Đông // Ngân hàng .- 2021 .- Số 23 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Phân tích dưới góc độ kinh tế vĩ mô và phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có thể thấy, cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt hoàn toàn là yếu tố tất yếu do các lý do khách quan, cán cân thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ đã ghi nhận mức thâm hụt cao nhất lịch sử. Vì vậy, để cân bằng được cán cân thương mại, Chính phủ Hoa Kỳ cần xúc tiến việc sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời với việc giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Về phía Việt Nam, để tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý quy tắc cạnh tranh công bằng, minh bạch và bảo đảm chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

4 Kinh tế Việt Nam và những dự báo về phát triển năm 2021 / Phan Thị Phương Thảo, Cù Thi Nhung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.15 - 17 .- 330

Kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid - 19 nhưng đã có những tín hiệu phục hồi khả quan. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường, các chỉ số về triển vọng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức ổn định và tạo đà để phát triển tích cực, bất chất dịch bệnh Covid - 19 đang có những diễn biến phức tạp.

5 Thách thức của các FTA thế hệ mới đối với cán cân thương mại của Việt Nam / Nguyễn Thị Giang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 565 .- Tr. 19-21 .- 658

Bài viết làm rõ những thách thức đặt ra cho cán cân Thương mại hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết của FTA thế hệ mới

6 Ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đến cán cân thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ / PGS. TS. Nguyễn Như Bình // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 05/2016 .- Tr. 9-19 .- 327

Phân tích ảnh hưởng của Hiệp định đến xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa hai nước cũng như những hàm ý về mặt chính sách cho Việt Nam.

7 Ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại giai đoạn 2005-2015 / Hồ Hải Yến, Nguyễn Tuấn Linh // .- 2016 .- Số 7 tháng 4 .- Tr. 8-14. .- 332.12

Cơ sở lý thuyết tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại, ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại và đưa ra những kiến nghị về chính sách phù hợp đối với việc điều hành tỷ giá trong giaai đoạn hiện nay.

8 Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi gia nhập WTO / ThS. Nguyễn Ánh Tuyết // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 431 tháng 8 .- Tr. 31 – 33 .- 382.7

Phân tích thực trạng xuất - nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và những thách thức đối với thương mại Việt Nam.