CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đối ngoại đa phương
1 Phát huy sức mạnh mềm Việt Nam trong công tác đối ngoại, góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại đại hội đảng lần thứ XIII / Nguyễn Hải Lưu, Nguyễn Hùng Sơn // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 177 - 198 .- 327
Phát huy sức mạnh mềm là một nội hàm quan trọng làm nên thành công của đối ngoại Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp Đổi mới gần 40 năm qua. Thực hiện chủ trương “phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại” của Đại hội Đảng lần thứ XIII, công tác đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại đa phương, đã tận dụng hiệu quả việc phát huy sức mạnh mềm Việt Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển và nâng cao vị thế, uy tín đất nước. Để tiếp tục triển khai thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò của sức mạnh mềm, đặc biệt là trong công tác đối ngoại, để nâng cao hơn nữa thế và lực đất nước, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2045.
2 Hợp tác nhóm : lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển đến năm 2030 / Vũ Lê Thái Hoàng, Lê Trung Kiên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 2(125) .- .- 327
Bài viết đóng góp làm rõ khung phân tích lý thuyết về hợp tác nhóm, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế. Từ đó bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
3 Góp phần tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng: Sự phát triển trong nhận thức và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới / Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 7 - 28 .- 327
Quá trình đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta đã đặt nền móng cho công tác đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Dấu ấn của những tư duy đối ngoại mới đã được thể hiện rõ trong quá trình hoạch định và triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Trước các yêu cầu phát triển mới của đất nước và những thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, việc tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại tiếp tục được đặt ra để đưa công tác đối ngoại của Việt Nam lên một tầm cao mới trong thời gian tới.
4 Vai trò trung gian – hòa giải của quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế: Hàm ý cho Việt Nam / Vũ Lê Thái Hoàng, Đỗ Thị Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr. 29 – 57 .- 327
Nêu khái niệm, đặc điểm của tiến trình trung gian – hòa giải, vai trò trung gian hòa giải của các quốc gia tầm trung, vai trò trung gian – hòa giải của Oxtrâylia, Indonesia, và hàm ý cho Việt Nam.
5 Đối ngoại Trung – Mỹ năm 2017 trong chuyển động chiến lược ở khu vực hai đại dương / GS. Srikanth Kondapalli, TS. Julia L. Dinh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 23-35 .- 327
Khái quát lại cục diện và những điều chỉnh chiến lược giữa các nước lớn xoay quanh mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc. Phân tích mục tiêu và nội hàm chiến lược đối ngoại trước và sau Đại hội XIX và đánh giá sơ bộ về thế và lực của Trung Quốc trong tương quan lực lượng nói chung. Trên cơ sở đó, đi sâu phân tích quan hệ Trung – Mỹ, thành tựu đối ngoại quan trọng của Trung Quốc năm 2017 trong nỗ lực thiết lập ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
6 Quá trình phát triển đối ngoại đa phương Việt Nam: Giai đoạn 1975 – 1986 / Đặng Cẩm Tú, Nguyễn Việt Lâm // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (110) .- Tr. 55-70 .- 327
Tập trung làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối ngoại đa phương và tổng quan thực tiễn triển khai đối ngoại đa phương Việt Nam giai đoạn 1975-1986 nhằm cung cấp thêm cơ sở cho nghiên cứu về quá trình phát triển tư duy của Đảng về đối ngoại đa phương cho đến nay.
7 Đối ngoại đa phương Việt Nam: Lý luận và thực tiễn / TS. Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 1 (108) .- Tr. 49 – 74 .- 327
Làm rõ một số vấn đề lý thuyết về đối ngoại đa phương, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình phát triển tư của Đảng về đối ngoại đa phương, từ đó nhằm cung cấp một số cơ sở lý luận làm nền tảng để đáp ứng yêu cầu nâng tầm đối ngoại đa phương Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ khóa: Đối ngoại đa phương, ngoại giao đa phương, Việt Nam
8 Mở rộng đối ngoại quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế theo tinh thần nghị quyết Đại hội XII của Đảng / Đại tá Nguyễn Viết Bình // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 8 (191)/2016 .- Tr. 3-8 .- 327
Đối ngoại quốc phòng, an ninh là một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước. Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và những nội dung liên quan nhằm xây dựng lòng tin, thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác với tất cả các nước, nhất là đối với các đối tác chiến lược trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định khu vực và trên thế giới.
9 Hoạt động đối ngoại cần phải là một phương thuốc hòa bình hữu hiệu / Tổng bi thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 7-20 .- 327
Điểm lại những thành công và hạn chế của ngành Ngoại giao trong Đại hội XI, từ đó rút ra 5 bài học lớn làm cơ sở để toàn ngành Ngoại giao thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội XII của Đảng đề ra.
10 Đẩy mạnh đối ngoại đa phương phục vụ hội nhập quốc tế / TS. Đặng Đình Quý // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 1 (100)/2015 .- Tr. 11-22 .- 327
Trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế thời gian tới khi chúng ta đẩy mạnh đối ngoại đa phương; phân tích vị trí, vai trò của đối ngoại đa phương đối với hội nhập quốc tế; và sơ bộ nêu một số kiến nghị thúc đẩy đối ngoại đa phương để phục vụ hội nhập quốc tế trong thời gian tới.