CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục đại học--Quản lý
1 Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành quản lý giáo dục theo định hướng nghiên cúu - Hướng tới phát triển nguồn nhân lực bền vững cho các cơ sở giáo dục / Nguyễn Thị Thanh, Trịnh Văn Cường // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 54-58 .- 370
Bài viết nêu lên một số thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đổi mới đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục theo hướng nghiên cứu được quy định tại thông tư 17\ 2021\ TT - BGD&ĐT và thông tư 23\2021\TT-BGD&ĐT. Đồng thời, trao đổi một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục theo định hướng nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần vào phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển bền vững.
2 Nội hàm quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên qua tổng quan nghiên cứu / Nguyễn Thanh Tâm // .- 2024 .- Tập 20 - Số 02 .- Tr. 22-28 .- 370
Trong bối cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam đã và đang thực hiện tự chủ mạnh mẽ, bao gồm tự chủ tài chính, việc nghiên cứu về các giải pháp hỗ trợ tài chính cho sinh viên lại càng trở nên thiết thực và phù hợp. Nghiên cứu này tập trung làm rõ nội hàm “Chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên” và “Quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên” thông qua tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước.
3 Một số đề xuất phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên biệt ở Việt Nam / Trần Thị Phương Nam // .- 2024 .- Tập 20 - Số 01 .- Tr. 39-45 .- 370
Nghiên cứu chỉ ra rằng, cùng với sự phát triển của dân số, số trẻ khuyết tật cũng có xu hướng tăng. Nhu cầu trẻ khuyết tật cần được tiếp cận giáo dục có chất lượng ở khắp các địa phương trong cả nước, cùng với xu thế phát triển giáo dục chuyên biệt trong nước và quốc tế.
4 Đổi mới quản lý – đòn bẩy nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam / Đặng Minh Tiến // .- 2021 .- số 121(182) .- Tr. 168-172 .- 378
Nếu ra những hạn chế trong quản lý giáo dục Đại học. Đưa ra nhưng phương pháp đổi mới quản lý – đòn bẩy nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục Đại học ở Việt Nam.
5 Sự phát triển hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc: thành công, tồn tại và một số gợi ý với Việt Nam / Mai Ngọc Anh, Khiếu Thị Nhàn // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 74-82 .- 371.018
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đại học đối với sự phát triển khoa học công nghệ, cũng như kinh tế xã hội, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy sự phát triển về quy mô cũng như chất lượng của giáo dục đại học ở Quốc gia này. Bài viết đi vào đánh giá kết quả đạt được của hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc, phân tích những giải pháp mà chính phủ nước này đã triển khai cũng như bình luận những vướng mắc mà các trường đại học ở Trung Quốc đang phải khắc phục mà nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống chính sách hiện hành. Những thành công và vướng mắc trong phát triển hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc được phân tích để đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam.
6 Tự chủ mở mới chương trình đào tạo tại các trường đại học công lập : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Hương // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 3(490) .- Tr. 20-30 .- 371.018
Trình bày thực trạng mở mới mã ngành tại các trường đại học công lập Việt Nam, xác định những thành tựu và hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mở mới mã ngành, chương nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung trong bối cảnh tự chủ toàn bộ của các trường đại học trong tương lai.
7 Quản lý chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay / ThS. Nguyễn Đức Hạnh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 71-77 .- 327
Quan điểm về chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam. Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam qua các thời kỳ. Giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong tình hình mới.
8 Quản lý giáo dục đại học ở Canada: Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam / GS. TS. Trần Thị Vinh // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 08/2014 .- Tr. 47-56 .- 370
Phân tích một số vấn đề về giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục ở Canada, vấn đề quản lý giáo dục đại học và một số kinh nghiệm cho Việt Nam.