CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế học
1 Cơ sở kinh tế học của chính sách an sinh xã hội hướng tới tự ổn định hóa kinh tế vĩ mô / Lê Văn Chiến // .- 2023 .- Số 644 - Tháng 10 .- Tr. 37 - 39 .- 658
Bài viết này luận giải một số nguyên lý kinh tế học cơ bản cho đề xuất chính sách hỗ trợ người dân khi thu nhập của họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, qua đó giúp nền kinh tế tự ổn định.
2 Lý thuyết thể chế : ứng dụng trong nghiên cứu kế toán / Nguyễn Minh Thành // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 20-25 .- 657
Lý thuyết thể chế là một lý thuyết phức tạp gồm nhiều lý thuyết phụ bên trong. Ba lý thuyết thể chế được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu kế toán là: lý thuyết kinh tế học theo thể chế cũ (OIE), lý thuyết kinh tế học theo thể chế mới (NIE) và lý thuyết xã hội học theo thể chế mới (NIS). Ba lý thuyết này được ứng dụng trong các nghiên cứu kế toán nhằm tìm hiểu về mối quan hệ của kế toán với các vấn đề thể chế mang tính vĩ mô và thể chế mang tính vi mô.
3 Ứng dụng lý thuyết kinh tế học trong nghiên cứu kế toán quản trị / Nguyễn Minh Thành // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 796 (Kỳ 1 tháng 03) .- Tr. 46 - 49 .- 657
Lý thuyết kinh tế học hướng tới giải thích sự cân bằng của thị trường và tìm kiếm các giải pháp sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp. Vì vậy, lý thuyết kinh tế học cung cấp những ý tưởng mang tính chuẩn tắc cho các nghiên cứu kế toán quản trị, có thể giải thích cho sự ra đời và phát triển của các nội dung, phương pháp, công cụ kế toán chi phí. Tuy nhiên, những nghiên cứu kế toán quản trị dựa trên kinh tế học vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi khi thực hiện các nghiên cứu kế toán quản trị cần kết hợp với nhiều lý thuyết khác.
4 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới / Nguyễn Thị Luyến // .- 2022 .- Số 785 Số 786 .- Tr. 16-18 .- 330
Hai năm qua, đại dịch Covid-19 bùng phát và tình hình thế giới biến động đã tác động đến mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam khi Đại dịch được khống chế Chính phủ đang tập trung dồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế những hạn chế và điểm yếu của kinh tế bắt đầu hiện rõ. Bối cảnh đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để Việt Nam sớm trở thành quốc gia giàu mạnh, phồn vinh.
5 Trường phái kinh tế pháp luật / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 46-49 .- 340
Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của kinh tế học pháp luật nhằm góp phần du nhập ngành khoa học này vào Việt Nam. Kinh tế học pháp luật là ngành khoa học có nhiều ưu điểm và sáng tạo, bởi đây là ngành khoa học được hình thành từ sự kết hợp giữa các yếu tố của ngành kinh tế học và luật học. Sự xuất hiện của ngành kinh tế học pháp luật xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Do sự thay đổi, phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, nên nếu chỉ vận dụng tư duy, kiến thức của kinh tế hay pháp luật thì việc xem xét, đánh giá, phân tích, dự báo sẽ không thể bao quát sâu rộng, đầy đủ và toàn diện mọi vấn đề. Mặc khác, khoa học luôn có sự đổi mới và sáng tạo không ngừng nên cần có sự kết hợp giữa tri thức của nhiều ngành khi nghiên cứu, xem xét, đánh giá, phân tích về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
6 PCI - PAPI - Góc nhìn của doanh nghiệp và người dân đến bộ máy công quyền: Thực nghiệm từ các tỉnh duyên hải miền Trung / Phạm Việt Bình // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 86-91 .- 658
Các tổ chức quốc tế như Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hay Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP Vietnam) đã và đang thực hiện những chương trình nhằm đánh giá chất lượng của bộ máy công quyền, từ đó giúp Chính phủ Việt Nam hay các địa phương nhận ra được ưu, khuyết điểm từ bộ máy của mình. Rõ ràng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hay chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đang chứng tỏ được mình là những chỉ báo đáng tin cậy. Các địa phương miền Trung đang chưa đạt được những kỳ vọng về phát triển kinh tế, bộ máy và thể chế chưa hoạt động hiệu quả là một trong những lý do được tìm ra. Thực tế cho thấy, PCI và PAPI đang giúp các địa phương trong khu vực biết cần cải thiện gì, cụ thể các địa phương có điểm số cao đang có được những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên vẫn tồn tại câu chuyện ngược lại ở một vài địa phương khác.
7 Giảng dạy kinh tế học – Kinh nghiệm từ một trường đại học ở Áo / Vũ Kim Dũng, Nguyễn Hoàng Oanh // .- 2019 .- Số (723) .- Tr.27-29 .- 650
Đề cập kinh nghiệm của Đại học Kinh tế và Kinh doanh TP Viên thuộc Cộng hòa Áo (WU) – một trường đại học có thứ hạng cao trên thế giới, từ đó có sự so sánh với thực tiễn ở Việt Nam với mong muốn góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo kinh tế học của các trường đại học nước ta trong giai đoạn hội nhập.
8 Kinh tế học biến đổi khí hậu: Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam / Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 2-9 .- 910.577
Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế học biến đổi khí hậu, đưa ra một số đánh giá ban đầu về việc áp dụng những vấn đề lý luận của kinh tế học biến đổi khí hậu vào thực tiễn ở Việt Nam; từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế học biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong thời gian tới trên ba phương tiện: nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng vào hoạch định chính sách.
9 Quan điểm và giải pháp về kinh tế phi chính thức tại nông thôn Việt Nam / ThS. DS. Giang Hán Minh, ThS. Phạm Thị Hà, ThS. Nguyễn Ngọc Tân // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 449/2015 .- Tr. 8-10, 14 .- 330
Trình bày một số quan điểm, một số giải pháp về kinh tế phi chính thức tại nông thôn Việt Nam như: phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển các làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế, phát triển khoa học công nghệ và một số chính sách khác.
10 Khủng hoảng kinh tế và kinh tế học / Bùi Tất Thắng // Nghiên cứu kinh tế, Số 10 (377)/2009 .- 2009 .- Tr. 3-22 .- 330
Phân tích và nêu lên những nguyên nhân chủ yếu, sâu sắc về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra. Tính chất của cuộc khủng hoảng là rất trầm trọng. Từ bài học của cuộc khủng hoảng, có sự nhìn nhận lại các cuộc khủng hoảng trước đó, tác giả nêu ra một số vấn đề cần xem xét khi nghiên cứu các học thuyết kinh tế, khẳng định cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tìm ra những cách thức mới nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.