CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Cạnh tranh

  • Duyệt theo:
1 Pháp luật cạnh tranh về sáng chế tiêu chuẩn cơ bản theo điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử / Trương Trọng Hiểu, Đặng Huỳnh Thiên Vy // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 26 – 38 .- 340

Từ thực tiễn vận dụng pháp luật của các nước, bài viết nêu rõ hiện trạng duy trì và lạm dụng sức mạnh thị trường của chủ sở hữu sáng chế và xem đó là lý do chính để ghi nhận sự tham gia của luật cạnh tranh trong tình huống pháp lí này; phân tích cách thức sử dụng luật cạnh tranh trong việc điều chỉnh quyền đối với bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản theo điều khoản công bằng, hợp lí và không phân biệt đối xử; xem xét tình huống cụ thể liên quan đến các hành động cản trở sử dụng sáng chế một cách không lành mạnh hay mang tính độc quyền của người nắm giữ bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản theo điều khoản vừa nêu trong vụ việc của Motorola Mobility Inc. Google như minh hoạ điển hình cho cách thức xử lí vấn đề này từ luật cạnh tranh.

2 Quyền làm việc và điều khoản không cạnh tranh/ bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động theo pháp luật pháp, gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Võ Linh Giang // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 8 (364) .- Tr. 46 – 53,62 .- 340

Trình bày các vấn đề liên quan đến điều khoản không cạnh tranh bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo pháp luật Pháp như điều kiện có hiệu lực, biện pháp áp dụng khi vi phạm điều khoản và từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm, bảo vệ được quyền làm việc của người lao động và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.

3 Pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp - bình luận và kiến nghị / Vũ Thị Hải Yến // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 80-91 .- 340

Phân tích, làm rõ khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khái niệm và các loại chỉ dẫn thương mại, trên cơ sở đó nhận diện các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đế chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn.

4 Nghiên cứu pháp luật cạnh tranh trong bối cảnh sửa đổi Luật Cạnh tranh năm 2004 / Nguyễn Như Phát // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 7 (351) .- Tr. 48-59 .- 340

Tổng kết những thành quả nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh, đồng thời đưa ra một số ý kiến góp ý sửa đổi.

5 Hành vi cung cấp thông tin trong Dự thảo Luật Cạnh tranh / Trần Việt Dũng, Phạm Hoài Huấn // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 6 (350) .- Tr. 63-68 .- 340

Đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện qui định về hành vi trao đổi thông tin trong Dự thảo Luật Cạnh tranh.

6 Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh và một số bất cập / Hoàng Minh Chiến // Luật học .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 27 – 38 .- 340

Đề cập bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những bất cập của Luật cạnh tranh 2004 về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

7 Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh – so sánh pháp luật cạnh tranh EU và Việt Nam / Nguyễn Thị Trâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 1 (172)/2015 .- Tr. 46-56 .- 340

Phân tích, so sánh chế định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật cạnh tranh giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh.

8 Áp dụng luật và thẩm quyền thực thi Luật cạnh tranh / Lữ Lâm Uyên // Kinh tế phát triển .- 2014 .- Số 287 tháng 9 .- Tr. 106-119 .- 343.597 08

Nghiên cứu tập trung phân tích những bất cập trong việc xác định luật áp dụng và thẩm quyền thực thi Luật Cạnh tranh (LCT) của cơ quan nhà nước và toà án tại VN. LCT hiện nay điều chỉnh pha trộn hai loại hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong cùng một đạo luật, từ đó quy định chung một cơ chế thực thi cho cả hai. Từ thực tế này, tác giả phân tích sự thiếu nhất quán, bất hợp lí trong xác định luật áp dụng và thẩm quyền thực thi trên cơ sở chỉ ra bản chất và lĩnh vực pháp lí riêng biệt, không thể dung hợp của hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Từ khía cạnh luật so sánh, tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển, tác giả đề xuất một số kiến nghị gợi mở giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi LCT tại VN.