CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ung thư--Buồng trứng
1 Trữ lạnh mô buồng trứng bằng phương pháp thuỷ tinh hoá: kinh nghiệm đầu tiên tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Lan, Nguyễn Cao Trí, Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Trần Bích Thư, Trương Đình Kiệt, Đặng Quang Vinh, Nguyễn Văn Tiến, Hồ Mạnh Tường // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 100-109 .- 610
Trữ lạnh mô buồng trứng (OTC) để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ được áp dụng ở nhiều trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được công bố tại Việt Nam. Nghiên cứu OTC bằng thuỷ tinh hoá (vitrification) tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức (2020-2023) trên mẫu mô buồng trứng từ bệnh nhân điều trị ung thư (theo NCT04666376). Mô mỗi bệnh nhân được chia 3 nhóm: 1 (không đông lạnh - chứng), 2 (đông lạnh bằng Ova-kit Type M) và 3 (đông lạnh bằng môi trường của BV Mỹ Đức).
2 Kết quả điều trị u buồng trứng ở bệnh nhân mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội / Vũ Văn Du, Phạm Thanh Nga, Lê Thanh Tùng, Trần Thị Thuý Ngân, Lê Thị Ngọc Hương // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 192-198 .- 610
Đánh giá kết quả điều trị u buồng trứng ở bệnh nhân mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 70 bệnh nhân mãn kinh có u buồng trứng đã phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.
3 Vai trò CA 125, HE4, ROMA test trong dự báo nguy cơ ác tính của u biểu mô buồng trứng / Nguyễn Tuấn Minh, Đỗ Tuấn Đạt, Đào Thị Hoa // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 24-32 .- 610
Các dấu ấn sinh học như CA 125, HE4 có giá trị trong việc dự báo nguy cơ ác tính của u buồng trứng. ROMA test là một thuật toán kết hợp kết quả của CA125 và HE4, đi kèm với tình trạng kinh nguyệt, để từ đó đánh giá khả năng mắc ung thư buồng trứng. Nghiên cứu mô tả của chúng tôi tiến hành trên 422 phụ nữ chẩn đoán là u buồng trứng, can thiệp phẫu thuật và có kết quả mô bệnh học là u biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2022.
4 Giá trị của xét nghiệm ca125, he4, chỉ số roma, chỉ số Copenhagen trong chẩn đoán ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Đức Tuấn, Vũ Văn Quý // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 179-187 .- 610
Ung thư buồng trứng là ung thư cơ quan sinh dục phổ biến nhất và là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Hiện nay, vẫn có tới 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn tới khó khăn trong điều trị và tiên lượng kém. Do đó, việc sử dụng các dấu ấn sinh học như xét nghiệm CA125, HE4 hay các chỉ số như RMI, chỉ số ROMA, chỉ số CPH-I để hỗ trợ cho việc chẩn đoán ung thư buồng trứng có ý nghĩa quan trọng trong thực hành lâm sàng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định giá trị chẩn đoán của CA125, HE4, chỉ số ROMA và chỉ số CPH-I bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 78 đối tượng được chỉ định các xét nghiệm HE4, CA125 để sàng lọc, chẩn đoán ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2021.
5 Giá trị của roma-test trong phát hiện ung thư buồng trứng / Nguyễn Trọng Tuệ, Bùi Văn Hoàng, Nguyễn Thị Ngọc Lan // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 1-8 .- 610
Các xét nghiệm CA125 và HE4 được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, mỗi xét nghiệm có vai trò khác nhau trong chẩn đoán và theo dõi điều trị. ROMA test (Risk of Ovarian Malignancy Algorithm) là một chỉ số xét nghiệm dựa trên thuật toán kết hợp kết quả của CA125 và HE4, đi kèm với tình trạng kinh nguyệt, để từ đó đánh giá khả năng mắc ung thư buồng trứng. Nghiên cứu xem xét giá trị của ROMA test trong chẩn đoán ung thư buồng trứng trên phụ nữ có khối u ở vùng chậu buồng trứng đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
6 Phân lập tế bào ung thư từ khối u và dịch ổ bụng của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng / Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Văn Đô, Trần Ngọc Dũng, Nguyễn Lĩnh Toàn, Ngô Thu Hằng, Đặng Thành Chung // .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 144-153 .- 610
Nhằm phân lập tế bào ung thư từ khối u và dịch ổ bụng của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng. Nghiên cứu đã thành công trong việc phân lập, tăng sinh tế bào ung thư biểu mô buồng trứng từ bệnh nhân. Các dòng tế bào ung thư biểu mô phân lập từ bệnh nhân trải qua 4 pha của quá trình tăng trưởng gồm pha chậm, pha tăng trưởng, pha duy trì và pha thoái triển. Có 16% mẫu đạt được sự phát triển ổn định và tăng sinh, còn lại các mẫu bị thoái triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dòng tế bào phân lập từ ung thư biểu mô typ thanh dịch độ cao và hình thái tế bào phân lập dạng biểu mô có sự tăng sinh tốt hơn. Biểu hiện cụ thể CD46 trên màng tế bào u cho thấy các tế bào sau phân lập mang đặc điểm miễn dịch của tế bào ung thư.
7 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí u nhầy buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương / Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Thị Hương Lan, Nguyễn Thanh Tùng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 100-107 .- 610
Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí u nhầy buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. U buồng trứng thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình, các triệu chứng thường nghèo nàn do đó chỉ được phát hiện khi có biến chứng như u to lên nhanh, xoắn hoặc khi ác tính thì lúc đó cũng thường là giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị khó khăn và tiên lượng tất rồi nên ung thư buồng trứng luôn được coi như “kẻ giết người thầm lặng”. U nhầy là loại u buồng trứng dạng tế bào biểu mô, nếu như u biểu mô thường gặp ở các phụ nữ lớn tuổi, sau mãn kinh. U nhầy buồng trứng đại diện cho một loạt các rối loạn tân sinh. U nhầy là loại u dễ tái phát và có khả năng biến chứng nguy hiểm nếu xử trí không đúng dù là lành tính. Trong xử trí u nhầy buồng trứng thường là cắt bỏ buồng trứng bên có u, cho kết quả điều trị tốt, tránh nguy cơ tái phát và ung thư hóa.
8 Đánh giá kết quả bước đầu điều trị hóa chất tiền phẫu ung thư buồng trứng FIGO IIIC-IV tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Ngô Văn Tỵ, Trần Đình Anh, Đào Tiến Lục // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 55-62 .- 610
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu điều trị hóa chất tiền phẫu ung thư buồng trứng FIGO IIIC-IV tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Điều trị chuẩn của ung thư biểu mô buồng trứng là phẫu thuật triệt căn, phẫu thuật công phá u tối đa nhằm giảm thể tích u tối đa nhằm giảm thể tích u, tạo điều kiện cho hóa trị bổ trợ tác dụng tối ưu và hóa trị bổ trợ bước 1 phác đồ có platinum. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn IIIC, IV có hình thái lâm sàng phức tạp, khối u lớn, thể trạng bệnh nhân kém ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật công phá u tối đa không đạt được tối ưu. Mặt khác, phẫu thuật công phá u tối đa thì đầu là phẫu thuật nặng đi kèm nhiều biến chứng nên thời gian chăm sóc hậu phẫu dài chất lượng cuộc sống không tốt, điều này ảnh hưởng không tốt đến thời gian bệnh nhân bắt đầu được điều trị hóa chất. Điều trị hóa chất tiền phẫu được nhiều nghiên cứu chứng minh làm giảm khối lượng u và mức độ nặng của phẫu thuật công phá u tối, giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ, tăng tỷ lệ đạt phẫu thuật tối ưu.
9 Mối liên hệ giữa đa hình rs1801321 gen RAD51 và nguy cơ mắc ung thư buồng trứng / Lê Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Thu Thúy, Nguyễn Quý Linh, Trần Vân Khánh, Trần Huy Thịnh, Tạ Thành Văn, Nguyễn Viết Tiến // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 1-5 .- 610
Trình bày mối liên hệ giữa đa hình rs1801321 gen RAD51 và nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến. Gen RAD51 tham gia vào quá trình tái tổ hợp tương đồng, sửa chữa đứt gãy sợi đôi DNA, do đó những đa hình và đột biến gen RAD51 có thể liên quan đến nguy cơ mắc ung thư. Bằng mô hình phân tích bệnh chứngkết quả xét nghiệm đa hình đơn nucleotide rs1801321 gen RAD51 góp phần đánh giá khả năng mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ Việt Nam. Từ đó, có những biện pháp tầm soát, dự phòng nhằm chẩn đoán, phát hiện kịp thời ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm để điều trị hiệu quả và ít tốn kém hơn. Kết quả đóng góp vào cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu phân tích lớn hơn và đa yếu tố để đánh giá chính xác hơn nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
10 Đa hình đơn Nucleotide A17893G CỦA GEN XRCC3 trong ung thư buồng trứng / // .- 2018 .- Số 115 (6) .- Tr. 53-60 .- 610
Gen XRCC3 có chức năng duy trì sự bền vững của nhiễm sắc thể và sửa chữa các tổn thương DNA trong quá trình tái tổ hợp tương đồng, do đó những thay đổi trên gen có liên quan tới sự hình thành và phát triển nhiều loại ung thư. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xác định tính đa hình đơn A17893G tại intron 5 của gen XRCC3 ở nhóm bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng so với nhóm đối chứng. 102 bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng và 102 người không mắc ung thư buồng trứng đã được lựa chọn vào nghiên cứu. Sử dụng kỹ thuật enzym cắt giới hạn (RCR - RFLP) để phân tích kiểu gen của XRCC3, sau đó xác định tỉ lệ phân bố và khả năng mắc bệnh của các kiểu gen. Kết quả cho thấy tỉ lệ alen A là 0,61 và alen G là 0,39. Tỉ lệ phân bố của các kiểu gen AA, AG, GG lần lượt ở nhóm bệnh là 39,2%, 43,1%, 17,6% và ở nhóm chứng là 40,2%, 35,3%, 24,5%. Các alen và kiểu gen của SNP A17893G không có sự khác biệt ở nhóm bệnh và nhóm chứng.