CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Viện trợ

  • Duyệt theo:
1 Khả năng hợp tác của Việt Nam với UAE về ODA / Đỗ Đức Hiệp // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2023 .- Số 10 (206) .- Tr. 12-18 .- 327

Trình báy thực trạng hợp tác thương mại và đầu tư giữa UAE và Viêt Nam. Phân tích những thành công và thất bại của dự án ODA duy nhất của UAE tại Việt Nam. Điều chỉnh để thu hút ODA của UAE nói riêng và các nguồn vốn khác ở khu vực Trung Đông. Phân tích khả năng thu hút ODA của Việt Nam.

2 Phản ứng của Mỹ với cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962 / Phạm Xuân Công // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 26 – 32 .- 400

Tập trung làm rõ phản ứng và viện trợ của Mỹ cho Ấn Độ chống lại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới Ấn – Trung năm 1962.

3 Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955-1963 / Trần Nam Tiến // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 22-29 .- 327

Trình bày về viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm (1955 – 1963), cùng những tác động của nó đến đến sự phát triển và sụp đổ của chế độ Diệm.

4 Đánh giá tác động của viện trợ phát triển đến tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam / // Ngân hàng .- 2017 .- Số 21 tháng 11 .- Tr. 8-12 .- 330.124

Trình bày cơ sở lý luận về viện trợ phát triển và tăng trưởng kinh tế; Tác động của viện trợ phát triển đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Phân tích định lượng tác động của viện trợ phát triển đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

5 Viện trợ của Liên minh Châu Âu cho Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia từ năm 2000 đến nay / Số 8 (167) // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 8 (167)/2014 .- Tr. 34-46 .- 327

Là một khu vực phát triển, Liên minh Châu Âu nói chung và các nước thành viên nói riêng đã thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cho Ethiopia nhằm xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ nhằm phát triển bền vững, dân chủ, hòa bình và an ninh. Bài viết giới thiệu chính sách và đánh giá thực trạng viện trợ phát triển của Liên minh Châu Âu cho Ethiopia thời gian qua.

6 Bài học kinh nghiệm của một số nước Châu Âu có thu nhập trung bình thấp (LMIC) trong việc thu hút và sử dụng viện trợ của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 8 (167)/2014 .- Tr. 73-83 .- 330

Phân tích kinh nghiệm của ba nước LMIC ở Châu Âu là Gruzia, Moldova và Ukraina trong việc thu hút và sử dụng nguồn viện trợ phát triển từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc – Tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.