CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Nhà ở -- Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Bàn về một số lý do trưng mua, trưng dụng nhà ở / Đinh Quang Tuấn // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 54-55 .- 340

Đề cập tới các lý do trưng mua, trưng dụng nhà ở trong quy định của một số luật, đối chiếu, so sánh với các quy định của Hiến pháp năm 2013, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về nội dung này.

2 Góp ý hoàn thiện một số quy định trong dự thảo luật nhà ở (sửa đổi) / Lê Thị Diễm Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 9(481) .- Tr. 30-39 .- 340

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được tiếp tục hoàn thiện đề trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ ra một số hạn chế, bất cập của quy định về dự án đẩu tư xây dựng nhà ở; quy định về nhà ở là tài sản hình thành trong tương lai; quy định liên quan đến chủ thể là bên nhận thế chấp dự án xây dựng nhà ở; quy định về giải chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.

3 Hoàn thiện các quy định liên quan đến nhà ở xã hội trong dự thảo luật nhà ở (sửa đổi) / Hoàng Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 8(480) .- Tr. 21-27 .- 340

Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá các quy định về đất để xây dựng nhà ở xã hội và chính sách mới cho chủ đầu tư thực hiện nhà ở xã hội trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và kiến nghị hoàn thiện.

4 Quy định thời hạn sở hữu chung cư: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn / Ngô Ngọc Diễm, Chu Huyền My // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 49-50 .- 340

Dự thảo lần hai Luật Nhà ở (sửa đổi), lấy ý kiến người dân từ 06/09/2022 đã đưa ra hai phương án quy định mới về việc quy định thời hạn sở hữu chung cư. Đây không phải một quy định chưa có tiền lệ trên thế giới nhưng đối với Việt Nam, đặc biệt là đối với tâm lý sở hữu nhà đất của người dân thì lại có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh quy định này. Vấn đề liệu rằng quy định này đưa ra có phù hợp với thực tiễn của pháp luật Việt Nam hay chính sách này đã được hiểu đúng hay chưa vẫn cần được bàn luận thêm. Qua bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề pháp lý của quy định thời hạn sở hữu chung cư và thực tiễn áp dụng quy định này, từ đó nêu ra những vướng mắc còn tồn đọng và kiến nghị giải pháp.

5 Phí bảo trì nhà chung cư theo pháp luật về nhà ở / Tăng Thị Bích Diễm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 20 (420) .- Tr. 49 – 54 .- 340

Bài viết trình bày phân tích quy định của pháp luật về phí bảo trì phần sở hữu chung, trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản trị nhà chung cư trong quản lý, sử dụng phí bảo trì phần sở hưuux chung nhà chung cư. Tác giả bài viết chỉ ra những bất cập về trách nhiệm của chủ đầu tư liên quan đến phí bảo trì nhà chung cư và đề xuất các hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.

6 Kiểm soát các nghị định của chính phủ quy định chi tiết luật nhà ở bảo đảm quyền về chổ ở, nhà ở / Trần Thái Dương, Trần Thị Thanh Mai // Luật học .- 2019 .- Số 9 (2019) .- Tr.17 – 31 .- 340

Trong nhà nước pháp quyền, kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ thông qua cơ chế ủy quyền lập pháp là một tất yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu đối với hệ thống pháp luật. Để bảo đảm quyền về chỗ ở, nhà ở, việc kiểm soát các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật nhà ở là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở khái niệm, nội dung quyền về chỗ ở, nhà ở; những vấn đề Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết, bài viết phân tích, nhận xét về sự kiểm soát đối với 5 nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật nhà ở thể hiện qua 3 cơ chế: Kiểm soát tự động, kiểm soát chủ động và kiểm soát của tòa án nhân dân.