CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ung thư--Thực quản

  • Duyệt theo:
1 Nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư thực quản xét chỉ định xạ trị / Trần Trung Bách, Nguyễn Minh Nhật, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Quang Duy, Vũ Xuân Huy, Võ Văn Xuân // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 133-141 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 132 bệnh nhân ung thư thực quản tại Khoa Xạ trị Tổng hợp Tân Triều, Bệnh viện K từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2024 nhằm đánh giá nguy cơ phát triển hội chứng nuôi ăn lại tại thời điểm xét chỉ định điều trị xạ trị.

2 Thực trạng nuôi dưỡng người bệnh sau phẫu thuật ung thư thực quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018-2019 / Đỗ Tất Thành, Thạch Minh Trang, Đặng Đức Huấn, Nguyễn Thu Huyền, Bùi Thị Trà Vi // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 37-46 .- 610

Nghiên cứu mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh sau phẫu thuật ung thư thực quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018-2019. Điều trị ung thư thực quản thường phối hợp phương pháp phẫu thuật – xạ trị - hóa trị, trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất. Sau phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình thực quản bằng dạ dày hoặc đại tràng khiến cho nuôi dưỡng bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng về năng lượng và protein theo khuyến nghị của Bộ Y tế cũng ở mức rất thấp. Tỷ lệ này cao nhất từ ngày thứ 6 khi bệnh nhân bắt đầu được ăn bổ sung qua sonde. Lượng cung cấp vitamin và khoáng chất từ các khẩu phần cũng rất thấp và có sự chênh lệch lớn. Cần có những hướng dẫn cụ thể về bổ sung chế phẩm vitamin – khoáng chất tổng hợp cho người bệnh nuôi dưỡng tĩnh mạch.

3 Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện K năm 2021 / Nguyễn Thị Thúy Lương, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Lê Thị Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 185-191 .- 610

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư thực quản tại Bệnh viện K năm 2021. Hiện nay, tất cả các biện pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị ngày càng được cải thiện về độ tinh vi, chính xác và khả năng nhắm vào các đặc điểm cụ thể của từng bệnh nhân. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng dinh dưỡng với các yếu tố như tuổi, giai đoạn bệnh, vị trí ung thư. Bệnh nhân ung thư thực quản có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, khẩu phần thực tế của bệnh nhân còn có một số yếu tố chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị ở mức cao. Vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.

4 Phẫu thuật robot qua ngả ngực cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản: Kinh nghiệm bước đầu / Lâm Việt Trung, Trần Phùng Dũng Tiến // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 330 - 335 .- 610

Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng Robot Davinci trong phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả từ 8/2018 – 2/2019, có 5 trường hợp phẫu thuật Robot Da vinci phẫu thuật cắt thực quản nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cả 5 bệnh nhân là nam giới, tuổi trung bình 61,2 ± 8,6. Vị trí u 1/3 giữa 3 ca và 1/3 dưới hai ca. Tất cả bệnh nhân đều trong giai đoạn III theo NCCN, trong đó cT3 ba trường hợp, cT4a hai trường hợp. Tất cả bệnh nhân đều được hoá trị tân hỗ trợ với Docetaxel, Cisplatin và Capecitabin trước mổ 3 chu kỳ. Thời gian từ sau hoá trị đến lúc mổ trung bình 4-6 tuần. Thời gian mổ thì ngực với Robot trung bình 120 phút. Thời gian mổ tổng cộng trung bình 380 phút. Thì bụng được thực hiện bằng nội soi thông thường. Không có tai biến trong mổ, lượng máu mất không đáng kể. Chỉ có 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ cổ sau mổ. Không có xì rò miệng nối thực quản cổ và không có tử vong.

5 Sự thay đổi nồng độ EBV DNA huyết tương của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng trước và sau điều trị / Phạm Huy Tần, Trần Huy Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Y học (Điện tử) .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 104-110 .- 610

Khảo sát sự thay đổi nồng độ EBV-DNA huyết tương trên119 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng trước và sau điều trị. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa nồng độ EBV-DNA trước và sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân dương tính với EBV-DNA trước điều trị là 74,0%, cao hơn hẳn sau điều trị (16,8%). Nồng độ EBV-DNA huyết tương của nhóm dương tính trước điều trị là 143084,1 ± 298768,2 copies/ml, cao hơn hẳn nhóm dương tính sau điều trị (51580.0 ± 80806,0 copies/ml).

7 Nghiên cứu đánh giá giai đoạn ung thư thực quản trên siêu âm nội soi / Mai Thị Hội, Nguyễn Trung Liêm, Phạm Đức Huấn // Y học thực hành .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 47 – 49 .- 611

Đánh giá kết quả xác định xâm lấn thành thực quản và di căn hạch khu vực của ung thư biểu mô thực quản bằng SANS.