CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Một số bất cập, vướng mắc qua thực tiễn 9 năm thi hành Luật Khoáng sản và đề xuất điều chỉnh, bổ sung / Nguyễn Công Thủy, Hoàng Văn Khoa // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 18-20 .- 340

Trình bày các bất cập quy định về giải thích từ ngữ, khái niệm; bất cập các quy định về quy hoạch khoáng sản; bất cập các quy định về khu vực khoáng sản; bất cập các quy định về thăm dò khoáng sản; bất cập các quy định về khai thác khoáng sản.

2 Quyền bề mặt trong Bộ luật dân sự 2015 / Dương Quỳnh Hoa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Tr. 63-70 .- 349.597

Bài viết chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế trong các quy định pháp luật, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền bề mặt nói riêng và chế đinh vật quyền trong BLDS nói chung.

3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp trong khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp tài sản / Nguyễn Minh Tuấn // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 30-35 .- 340

Bài viết đánh giá khái quát thực trạng của tình trạng phạm tội trộm cắp tài sản và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp trong hoạt động khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp tài sản.

4 Hợp nhất tổ chức kiểm tra của Đảng và Cơ quan thanh tra Nhà nước nhìn từ góc độ lý thuyết hệ thống / Nguyễn Như Hà // Luật học (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 3-12 .- 340

Thực tế ở Việt Nam cho thấy tổ chức kiểm tra của Đảng với cơ quan thanh tra nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gần tương tự nhau. Với cách tiếp cận từ lí thuyết hệ thống, thực tế ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc tế về hoạt động của tổ chức kiểm tra Đảng, bài viết đưa ra đề xuất hợp nhất tổ chức kiểm tra của Đảng với cơ quan thanh tra nhà nước nhằm tránh sự chồng chéo, tinh gọn bộ máy đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

5 Tiếp cận đa ngành, liên ngành, xuyên ngành trong nghiên cứu và đào tạo luật học ở Việt Nam hiện nay / Võ Khánh Vinh // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 5 (361) .- Tr. 3-11 .- 340

Bước đầu tìm hiểu về tiếp cận đa ngành, liên ngành, xuyên ngành trong nghiên cứu và đào tạo luật học; cụ thể là luận giải tính tất yếu, phân tích nội dung và làm rõ việc triển khai tiếp cận đa ngành, liên ngành, xuyên ngành trong nghiên cứu và giảng dạy luật học ở nước ta hiện nay.

6 Sử dụng án lệ trong đào tạo luật ở Anh, Mỹ, Australia, Singapore và liên hệ với Việt Nam / Nguyễn Như Hà // Luật học .- 2018 .- Số 1 (212) .- Tr. 82-96 .- 340

Đề cập vai trò của án lệ trong đào luật ở một số nước thuộc hệ thống thông luật như Anh, Mỹ, Australia, Singapore. Từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng bản án, án lệ trong đào tạo luật tại Việt Nam.

7 Quyền có người bào chữa và quyền im lặng trong phiên tòa tranh tụng / Võ Minh Kỳ, Võ Hồng Phượng // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 4 (360) .- Tr. 9-14 .- 340

Giới thiệu về nguồn gốc và đặc trưng cơ bản của phiên tòa tranh tụng trong mối luên hệ với quyền có người bào chữa và quyền im lặng, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

8 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành / Bùi Thị Đào // Luật học .- 2016 .- Số 9 (196) .- Tr. 3-10 .- 340

Trình bày khái niệm, hình thức của quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số lượng quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong một lần xử phạt, các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

9 Địa vị pháp lí của thành viên hợp tác xã theo qui định của pháp luật hiện hành / Lê Hương Giang // Luật học .- 2016 .- Số 9 (196) .- Tr. 11-21 .- 340

Phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lí của thành viên hợp tác xã; vị trí, vai trò của thành viên hợp tác xã trong hợp tác xã; quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp tác xã.