CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Hôn nhân và gia đình--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Kĩ thuật văn bản trong luật hôn nhân và gia đình thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Phương Lan // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 57- 68 .- 340

Bài viết phân tích một số hạn chế trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 từ góc độ kĩ thuật văn bản, cụ thể là kĩ thuật trình bày bố cục của văn bản và sử dụng ngôn ngữ. Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn một số điểm chưa hợp lí, thiếu logic trong kĩ thuật trình bày về bố cục và sử dụng ngôn ngữ chưa thống nhất, chưa chính xác. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập, đảm bảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đạt được hiệu quả điều chỉnh tốt hơn, dễ hiểu, chính xác, thống nhất về cách hiểu và áp dụng trong thực tiễn.

2 Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 / Nguyễn Văn Cừ // Luật học .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 83 – 95 .- 340

Luật Hôn nhân cà gia đình năm 2014 đã có hiệu lực thi hành hơn bảy năm. Quá trình thực hiện và áp dụng Luật đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng và phát triển chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển của các điều kiện của các điều kiện về kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, quy định từ hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật dân sự đã có nhiều ảnh hưởng đến các quan hệ hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chưa được cụ thể. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhằm bảo đảm hiệu quả điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, đáp ứng với công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

3 Kỹ năng cơ bản trong khởi kiện vụ án ly hôn / Lê Hồng Lam // .- 2021 .- Số 8 .- Tr.59 - 60 .- 346.59701

Tranh chấp ly hôn làm thay đổi, phát sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan tới cả quyền nhân thân và quyền tài sản của đương sự. Khi giải quyết tranh chấp ly hôn, đồng thời phải giải quyết ba mối quan hệ có thể phát sinh từ quan hệ hôn nhân bao gồm quan hệ nhân thân, quan hệ nuôi con chung và quan hệ tài sản. Việc các bên có thể thỏa thuận giải quyết một trong ba quan hệ trên không làm mất đi tranh chấp trong các quan hệ còn lại và tiền đề để xem xét giải quyết các quan hệ còn lại một cách đúng đắn vẫn phải dựa trên bản chất là tranh chấp ly hôn.

4 Bình luận về một số vấn đề tranh chấp trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn / Lê Thu Trang // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 13 – 18 .- 340

Bài viết đưa ra tình huống pháp lý về việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật khi một trong hai bên đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Khi một bên chết đi, thì việc giải quyết về nhân thân đặc biệt là vấn đề tài sản của các bên sẽ thuộc tranh chấp hôn nhân và gia đình hay tranh chấp dân sự. Những quan điểm khác nhau sẽ được tác giả phân tích và làm rõ.

5 Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam / Nguyễn Văn Cừ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.38 – 45 .- 340

Pháp luật về hôn nhân và gia đình (HN& GĐ) của Việt Nam thực hiện và bảo hộ nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng; với quan điểm, Nhà nước bằng pháp luật bắt buộc vợ chồng phải duy trì quan hệ hôn nhân khi giữa vợ chồng đã có những mâu thuẩn sâu sắc và không còn mong muốn chung sống với nhau. Ly hôn được coi là tất yếu, khách quan khi hôn nhân đã “chết”. Ly hôn không chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân vợ, chồng mà còn ẩn chứa, ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình và xã hội.

6 Địa vị pháp lý của người chuyển đổi giới tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình / Lê Thu Trang // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 29 – 35 .- 340

Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 lần đầu tiên thừa nhận việc chuyển đổi giới tính của cá nhân tại Điều 37. Đây là sự thay đổi mang tính đột phá trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân nói riêng, quyền con người nói chung. Chuyển đổi giới tính là quy định mới và còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể áp dụng một cách hiệu quả trên thực tiễn. Trên cơ sở khái quát chung về chuyển đổi giới tính, bài viết hướng tới việc trao đổi về địa vị pháp lý của người chuyển đổi giới tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cho vấn đề này.

7 Pháp luật của một số nước về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân / Trần Thanh Luân // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 52-57 .- 340

Mỗi một quốc gia, một khu vực trên thế giới có sự không đồng nhất về các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa; truyền thống, phong tục, tập quán,... Sự không đồng nhất này là một trong những yếu tố hình thành nên sự đa dạng của hệ thống pháp luật các nước. Bên cạnh những nét tương đồng, pháp luật các nước cũng có những khác biệt cơ bản phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, trong đó có vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới thiệu pháp luật của một số quốc gia về một số hình thức được xem là chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Qua đó có thể thấy được những ưu điểm của pháp luật các nước để vận dụng linh hoạt vào điều kiện tình hình của Việt Nam.

8 Bàn về quyền ly hôn của vợ hoặc chồng trong trường hợp một bên đang bị truy nã / Phan Thành Nhân, Đỗ Thị Nhung // Nghề luật .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 21 – 26 .- 340

Bài viết nêu lên thực trạng hiện nay về việc giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng đối với người đang bị truy nã; đồng thời phân tích các quy định của pháp luật nhằm xác định các căn cứ mất tích, sau đó tuyên bố chết đối với người bị truy nã và giải quyết ly hôn cho vợ hoặc chồng của người bị truy nã.

9 Quyền yêu cầu li hôn từ góc độ lí luận và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Phương Lan // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 44 – 57 .- 340

Bài viết phân tích khái niệm, bản chất pháp lí của quyền yêu cầu li hôn, nội dung của quyền yêu cầu li hôn theo quy định của pháp luật hiện hành; nêu lên những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện quyền yêu cầu li hôn hiện nay trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền yêu cầu li hôn như: Việc xác định tư cách đại diện của cha, mẹ, người thân thích khi yêu cầu li hôn đối với vợ chồng; quy định về hạn chế quyền yêu cầu li hôn đối với người chồng trong trường hợp sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ.

10 Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tồn đọng việc giải quyết loại án ly hôn với người nước ngoài / Đào Thị Ngọc Thuận // .- 2018 .- Số 8 .- Tr. 26-30 .- 345.597

Khái quát thực trạng, nguyên nhân tồn đọng việc giải quyết các loại án ly hôn với người nước ngoài, và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ giải quyết án ly hôn với người nước ngoài, trong đó có giải pháp rút ngắn thời gian tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài với nhiều nội dung cùng lúc.