CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Biển

  • Duyệt theo:
1 Giải bài toán về tổ chức lại không gian kinh tế biển xanh / Nguyễn Chu Hồi // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 6 (404) .- Tr. 18-20 .- 363.7

Chia sẻ góc nhìn, nhận định, hướng giải cho bài toán về tổ chức lại không gian kinh tế biển hiện nay. Đồng thời, có những đánh giá thực trạng phát triển của các đô thị biển hiện hữu và đề xuất một chiến lược phát triển các “cực kinh tế biển” trong mối quan hệ với “chuỗi đô thị ven biển” và “chuỗi đô thị đảo”.

2 Phát triển kinh tế biển xanh : cơ hội, thách thức và bài học áp dụng cho Việt Nam / Bùi Thị Thủy, Hoàng Trưởng, Nguyễn Công Minh // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 55-57 .- 363

Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm phát triển kinh tế biển xanh ở một số quốc gia trên thế giới, đồng thời xác định cơ hội và thách thức phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số bài học áp dụng cho Việt Nam.

3 Báo chí truyền thông với phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển / PGS. TS. Dương Xuân Sơn // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 11 (385) .- Tr. 13-14 .- 363

Trình bày về vai trò của báo chí truyền thông và một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển, đảo Việt Nam.

4 Thực trạng khung thể chế đối với các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam và giải pháp đề xuất / Lê Thành Đông // .- 2022 .- Số 775 .- Tr. 61-65 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng khung thể chế đối với các khu kinh tế ven biển tại Việt Nam hiện nay, rút ra các nhận xét đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tình trạng trên.

5 Đề xuất các nội dung then chốt trong xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia trên quan điểm phát triển kinh tế biển xanh / TS. Tạ Đình Thi, TS. Nguyễn Lê Tuấn, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, ThS. Nguyễn Chí Công // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 6 (380) .- Tr. 23-26 .- 363

Làm rõ ba nhóm vấn đề then chốt: dự báo được bối cảnh và kịch bản phát triển, từ đó định hướng sử dụng không gian biển của các ngành, lĩnh vực kinh tế biển; xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển; làm rõ nội hàm và các yêu cầu phân vùng không gian cho các hoạt động kinh tế biển trong các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển.

6 Chủ trương phát triển kinh tế biển và quy hoạch không gian biển quốc gia ở Việt Nam / Tạ Đình Thi, Nguyễn Lê Tuấn, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Chí Công // .- 2022 .- Số 5 (379) .- Tr. 11-13 .- 333.91

Chiến lược bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nêu quan điểm xuyên xuốt “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển, đảm bảo hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển,… phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước” và quy hoạch không gian biển được xem là công cụ quản lý nhà nước chủ đạo phát triển bền vững biển và hải đảo.

7 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia trên quan điểm phát triển kinh tế biển xanh / TS. Tạ Đình Thi, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, ThS. Nguyễn Chí Công // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 7-9 .- 330

Trình bày những kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia trên quan điểm phát triển kinh tế biển xanh: Ủy ban cấp cao về phát triển bền vững kinh tế đại dương, ủy ban Châu Âu, OECD và Ngân hàng thế giới, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, chính quyền bang Victoria, Úc.

8 Các chỉ số đặc trưng trong đánh giá kinh tế biển xanh / Hà Thị Thanh Thúy // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 28 – 31 .- 910

Để trở thành quốc gia biển mạnh, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển như mục tiêu đã đề ra trong " Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ", phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng " Kinh tế biển xanh " là lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển kinh tế biển trên thế giới. Bài viết này nêu ra những chỉ số đặc trưng trong đánh giá kinh tế biển xanh và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam.

9 Phát triển dịch vụ logistics trên thế giới và Việt Nam / Nguyễn Khánh Ly // .- 2021 .- Số 765 .- Tr. 49-52 .- 658

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu và được doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đa quốc gia sử dụng khá phổ biến trong nền kinh tế số. Với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang phát triển, logistics được các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách kinh tế coi như là công cụ, phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau trong chiến lược doanh nghiệp. Logistic tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ logistic hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

10 Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế biển ở Việt Nam / Lê Minh Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 9-12 .- 332.1

Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế biển, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ chương, chính sách nhằm phát triển kinh tế biển. Trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế biển đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, do nguồn lực từ ngân sách nhà nước có hạn nên việc đầu tư cho các hạng mục thiết yếu như cơ sở hạ tầng, hệ thống cảng biển… còn hạn chế. Vì vậy, bên cạnh việc ưu tiên bố trí nguồn từ ngân sách nhà nước, để phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, trong giai đoạn tới, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển kinh tế biển.