CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đông Bắc Á

  • Duyệt theo:
1 Những vấn đề chính trị và an ninh nổi bật khu vực Đông Bắc Á năm 2021 / Phạm Hồng Thái // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 2(252) .- Tr. 15-24 .- 320

Phân tích thông tin qua các báo chí và các hãng thông tấn trong nước và quốc tế, tham khảo các nghiên cứu có liên quan, bài viết đánh giá khái quát một số vấn đề chính trị và an ninh nổi bật của khu vực trong năm 2021, từ đó đưa ra một số dự báo triển vọng năm 2022.

2 Yếu tố bản sắc trong quan hệ Trung-Nhật-Hàn và tác động đến hợp tác khu vực Đông Bắc Á từ 2010 đến nay / Đỗ Thị Thủy, Phùng Thị Hồng Nhung // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 161-186 .- 327

Phân tích sự trỗi dậy của yếu tố bản sắc trong quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và tác động đến hợp tác khu vực Đông Bắc Á. Bài viết kết luận rằng quá trình tái định bản sắc quốc gia ở mỗi nước là một trong những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của quan hệ Trung-Nhật-Hàn cũng như hợp tác khu vực Đông Bắc Á từ 2010 đến nay và chưa có dấu hiệu cho thấy tình trạng này sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

3 THAAD tại Đông Bắc Á: Một nhân tố tác động đến cục diện khu vực / Lê Như Mai // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 192-216 .- 327

Bài viết được chia thành hai phần chính: Phần thứ nhất bàn về cục diện Đông Bắc Á trước khi có THAAD; Phần thứ hai bàn về cục diện của khu vực này sau khi có THAAD. Trong cả hai phần, bài viết sẽ phân tích cục diện Đông Bắc Á trên ba khía cạnh: thế lưỡng nan về an ninh trên bán đảo Triều Tiên, thế cân bằng chiến lược trong khu vực, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga.

4 Cạnh tranh sức mạnh quân sự ở khu vực Đông Bắc Á trong những năm gần đây và dự báo / ThS. Nguyễn Ngọc Nghiệp // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 12 (166)/2014 .- Tr. 7-14 .- 327

Đề cập đến thực trạng, nguyên nhân của việc gia tăng sức mạnh quân sự của các nước trong khu vực Đông Bắc Á đồng thời đưa ra dự báo về xu hướng cạnh tranh sức mạnh quân sự trong tương lai ở khu vực này.

5 Triều Tiên trong cục diện chính trị Đông Bắc Á thời kỳ cuối thế kỷ XIX / TS. Đỗ Tiến Quân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 10 (164)/2014 .- Tr. 3-11 .- 327

Cục diện chính trị quốc tế mới trong khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh Nha phiến. Tình hình trong nước và chính sách đối ngoại của Triều Tiên, Triều Tiên và quan hệ Trung – Nhật. Chính sách của các cường quốc đối với vùng Đông Bắc Á.

6 Cơ chế hợp tác an ninh đa phương Đông Bắc Á: Thách thức và triển vọng / TS. Hoàng Minh Hằng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 5 (159)/2014 .- Tr. 3-10. .- 327

Trong thập kỷ trở lại đây, tình hình an ninh ngày càng bấp bênh trong khu vực với những diễn biến phức tạp trên Bán đảo Triều Tiên và các tranh chấp chủ quyền biển đảo quyết liệt đã khiến cho nhu cầu về việc hình thành một cơ chế hợp tác anh ninh đa phương ở Đông Bắc Á trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù đã đạt được một số bước tiến nhất định nhưng đến nay, tiến trình hình thành cơ chế này vẫn đang “dậm chân tại chỗ” do tác động của hai nhân tố chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Bài viết sẽ làm rõ thách thức của việc Trung Quốc trỗi dậy và sự gia tăng can dự vào khu vực của Mỹ đối với sự phát triển của tiến trình, đồng thời nêu lên triển vọng về khả năng hình thành một cơ chế hợp tác an ninh đa phương khu vực trong thời gian tới.

7 Chiến lược an ninh của Mỹ và Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó tới an ninh khu vực Đông Bắc Á hiện nay / ThS. Vũ Thị Mai // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 5 (159)/2014 .- Tr. 11-20. .- 327

Những năm gần đây, tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á vốn chứa đựng nhiều điểm nóng tiềm tàng, đang ngày càng trở nên phức tạp. Nguyên Nhân chính của tình trạng này là sự lớn mạnh của Trung Quốc đi kèm với những chiến lược đầy tham vọng, sự điều chỉnh chiến lược, gia tăng can dự Châu Á của Mỹ và phản ứng chính sách của các nước liên quan, trong đó có các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Bài viết đề cập những đặc điểm chính trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc và những ảnh hưởng của các chiến lược đó tới an ninh khu vực Đông Bắc Á hiện nay.