CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tranh chấp--Biển Đông

  • Duyệt theo:
1 Nguyên tắc tiền vàng – Lưu ý trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông / Nguyễn Thu Giang // Luật học .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 48 – 59 .- 340

Nguyên tắc Tiền vàng là nguyên tắc được sử dụng để ngăn cản thẩm quyền của một cơ quan tài phán quốc tế khi quyền lợi của bên thứ ba không chỉ bị ảnh hưởng mà còn là một vấn đề của vụ việc. Tại Biển Đông, các tranh chấp thường phức tạp, đan xen quyền lợi của nhiều nước khác nhau, do vậy khả năng cao khi tranh chấp được đưa ra giải quyết tại một cơ quan tài phán quốc tế, nguyeentawcs Tiền vàng sẽ được viện dẫn để xem xét vấn đề thẩm quyền của cơ quan này. Bài viết nghiên cứu nội hàm, thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tiền vàng để từ đó gợi mở các điểm cần lưu ý cho các quốc gia ven Biển Đông khi giải quyết tranh chấp bằng việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982.

2 Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia bằng biện pháp tài phán / Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 85-100 .- 341.5

Tranh chấp biển luôn là vấn đề phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức mà các quốc gia liên quan phải đổi mặt. Hiệp định 1982 đã chính thức chấm dứt sự tranh chấp hai bên về các đảo trong khu vực. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm tranh chấp này bằng mọt đường ranh giới biển giữa hai nước, nên sử dụng biện pháp tài phán, đây là vấn đề gợi mở cho nghiên cứu này.

3 Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông Địa Trung Hải giữa Hy Lạp, Cộng hòa Síp với Thổ Nhĩ Kỳ và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 3-11 .- 327

Tìm hiểu bối cảnh, nội dung chính của tranh chấp này và những vấn đề đặt ra về bản chất, tác động và triển vọng giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan.

4 Cuộc chiến pháp lí về thềm lục địa mở rộng ở biển Đông / Nguyễn Hồng Thao // Luật học .- 2020 .- Số 05 .- Tr. 31 – 45 .- 340

Trên cơ sở so sánh hai thời điểm 2009 và 2019, bài viết không chỉ phân tích lập trường các nước tranh chấp mà còn của cả các nước không tranh chấp (như Indonesia) và nước ngoài khu vực (như Hoa Kỳ); qua đó có thể thấy được bức tranh tổng quát về tác động của Phán quyết Trọng tài Biển Đông năm 2016, sự khác biệt giữa hai quan điểm, một bên là hầu hết các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ Công ước Luật biển năm 1982 và yêu cầu tuân thủ Phán quyết Trọng tài Biển Đông, một bên là duy nhất Trung Quốc. Nghiên cứu của bài viết cũng chỉ ra cuộc chiến pháp lí này sẽ còn lâu dài và khó khăn để đi đến giải pháp tổng thể cuối cùng cho Biển Đông.

5 Thủ tục xác lập ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng của Việt Nam: Trở ngại và giải pháp từ góc độ pháp lý quốc tế / Trần Hữu Duy Minh // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 3(133) .- Tr. 96 – 107 .- 340

Theo Quy tắc thủ tục của Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa, các đệ trình liên quan đến một tranh chấp chỉ được xem xét khi có sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp. Do Trung Quốc và Philippines – hai bên trong tranh chấp biển Đông – không đồng ý, hai đệ trình của Việt Nam liên quan đến ranh giới ngoài của thềm lục địa mở rộng ở biển Đông đã bị hoãn xem xét. Bài viết phân tích trở ngại thủ tục nêu trên và đề xuất một số giải pháp.

6 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm của Việt Nam / Nguyễn Đức Toàn, Võ Thanh Giảng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 43-48 .- 327

Sự ra đời của DOC mang tính đột phá trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đã tạo điều kiện cho các bên tìm kiếm giải pháp tranh chấp. Với tư cách là một trong những quốc gia ký kết DOC, Việt Nam thể hiện rõ quan điểm tôn trọng, chấp hành nội dung của Tuyên bố, nỗ lực và cam kết tạo ra một môi trường hợp tác, hòa bình, thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin, thúc đẩy an ninh và ổn định ở Biển Đông. Bài viết sẽ tìm hiểu về sự ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, lãm rõ những quan điểm của Việt Nam về DOC.

7 Trung Quốc sử dụng công cụ kinh tế trong tranh chấp biển Đông và khả năng áp dụng đối với Việt Nam / Lê Thu Hà // Châu Mỹ ngày nay .- 2019 .- Số 4 (155 ) .- Tr. 19 – 46 .- 327

Thông qua khảo sát mục tiêu, cách thức và các thành tố tác động tới khả năng sử dụng công cụ kinh tế của Trung Quốc trên biển Đông, sẽ đưa ra các nhận định về khả năng Trung Quốc sử dụng công cụ kinh tế để tác động tới chính sách biển Đông của Việt Nam, đồng thời gợi ý các điều kiện để Việt Nam có thể hạn chế tác động chính sách này.

8 Chính sách Biển Đông của Ma-lai-xi-a dưới thời chính quyền Thủ tướng Najib Razak / Phạm Duy Thực // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 2 (113) .- Tr. 70-90 .- 327

Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad trở lại cầm quyền từ tháng 5/2018, đã có một số động thái cứng rắn hơn với Trung Quốc, báo hiệu sự thay đổi trong chính sách Biển Đông của Ma-lai-xi-a. Song sự thay đổi đó kéo dài hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Mai-lai-xi-a, nhất là diễn biến liên quan đến Biển Đông.

9 Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Biển Đông dưới góc nhìn địa chính trị / Huỳnh Tâm Sáng // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 06 (243) .- Tr. 32-40 .- 327

Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Biển Đông là vấn đề quan trọng hàng đầu tại Đông Nam Á. Những chiều kích từ cạnh tranh chiến lược đã góp phần định hình quan hệ quốc tế tại Châu Á – Thái Bình Dương. Xuất phát từ góc độ địa chính trị, bài viết nghiên cứu cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Biển Đông trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama nhằm có một cái nhìn rõ nét hơn về phản ứng của Mỹ đối với sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông và những hàm ý của nó cho an ninh khu vực.

10 Nhìn lại tác động của quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giai đoạn 2003-2013 / Trương Công Vĩnh khanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 47-53 .- 327

Thông qua phân tích sự thay đổi trong nhận thức của Trung Quốc và ASEAN, bài viết phân tích tác động của mối quan hệ này đến quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giai đoạn 2003 – 2013. Từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong những năm sắp tới.