CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1 Văn hóa hợp tác và đổi mới thanh đạm : vai trò trung gian của quản trị tri thức trong SMEs Việt Nam / Lê Ba Phong // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 336 .- Tr. 44-53 .- 658
Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và dữ liệu khảo sát từ 289 người tham gia tại 73 doanh nghiệp Việt Nam để kiểm tra tác động của văn hóa hợp tác và năng lực quản lý tri thức đối với khả năng đổi mới thanh đạm của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hóa hợp tác tác động trực tiếp đến các khía cạnh của đổi mới thanh đạm như chức năng thanh đạm, chi phí thanh đạm và hệ sinh thái thanh đạm. Đồng thời, cũng xác nhận vai trò trung gian của quản trị tri thức trong mối quan hệ giữa văn hóa hợp tác và khả năng đổi mới thanh đạm. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp các nhà quản trị nâng cao hiểu biết về con đường thích hợp để cải thiện thành công khả năng đổi mới thanh đạm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
2 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng Blockchain vào quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Quyết Thắng // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 76 .- Tr. 85-96 .- 658
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ Blockchain (BT) vào quản trị chuỗi cung ứng (SCM) của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Bằng việc khảo sát 514 người là lãnh đạo và nhà quản lý của các doanh nghiệp, tác giả thực hiện thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 26, mô hình đo lường và mô hình cấu trúc PLS-SEM được đánh giá từ phần mềm SMARTPLS 4. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến ý định ứng dụng công nghệ Blockchain để từ đó đưa ra quyết định áp dụng công nghệ này vào quản trị chuỗi cung ứng (SCM) của doanh nghiệp mình, bao gồm: (1) Sự sẵn sàng về công nghệ, (2) Khả năng tương thích hệ thống, (3) Nhận thức sự hữu ích (Lợi thế tương đối), (4) Tính phức tạp, (5) Bảo mật và quyền riêng tư, (6) Chi phí, (7) Sự sẵn sàng của Tổ chức, (8) Pháp lý và chính sách và hỗ trợ từ Chính phủ, (9) Áp lực cạnh tranh. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý nhằm đóng góp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan tại Việt Nam có thể có những quyết định đúng đắn trong việc ứng dụng BT vào SCM.
3 Đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đối với ứng dụng thương mại điện tử của các tổ chức nông nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Trương Huy Hoàng, Đầu Phương Linh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 51-54 .- 658
Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đối với ứng dụng thương mại điện tử của các tổ chức nông nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, với 6 nhân tố tác động đến việc ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa được sắp xếp theo khung lý thuyết mô hình TOE, trong đó Nhân tố Nhà nước bao gồm 04 nhân tố con là: Hoàn thiện hạ tầng pháp luật và công nghệ: Hỗ trợ doanh nghiệp, Hỗ trợ người tiêu dùng và Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Mô hình nghiên cứu là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để khảo sát và tìm hiểu tác động của các nhân tố đến việc ứng dụng thương mại điện tử, trong đó có xét đến tác động gián tiếp của nhân tố Nhà nước đến các nhân tố còn lại.
4 Quá trình hình thành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đài Loan / Nguyễn Đức Chiện, Ngô Văn Vũ // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 51-60 .- 658
Trong chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem là hạt nhân quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển ở phương Tây và một số nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á, trong đó có Đài Loan cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này đóng góp quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bài viết* trình bày khái quát lịch sử phát triển kinh tế Đài Loan; phân tích làm rõ quá trình hình thành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các thời kỳ phát triển và chuyển đổi; từ đó đưa ra một số bàn luận, gợi mở hàm ý cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển cho loại hình doanh nghiệp này.
5 Ảnh hưởng của lãnh đạo số đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chuyển đổi số : nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá / Đỗ Thị Mẫn // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 331 .- Tr. 73-82 .- 658
Kết quả khảo sát từ 400 doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá, kết quả phân tích dữ liệu với mô hình SEM đã chỉ ra rằng các nhân tố thuộc về lãnh đạo số, bao gồm tầm nhìn lãnh đạo số, năng lực lãnh đạo số, khả năng dự báo của lãnh đạo số và kinh nghiệm lãnh đạo số đều có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các nhân tố này cũng có tác động trưc tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trừ khả năng dự báo. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của lãnh đạo số trong việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với lãnh đạo doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
6 Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh doanh liên tục của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam / Đào Thị Hương // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 83-87 .- 657
Kết quả cho thấy bốn yếu tố: Tác động kinh tế, Tác động xã hội, Tác động hành vi của khách hàng và Tác động chuỗi cung ứng có tác động tiêu cực đến Kinh doanh liên tục; trong khi Tác động môi trường không ảnh hưởng đến Kinh doanh liên tục của SME Việt Nam. Biến Các nguyên tắc quản trị giữ vai trò biến trung gian điều tiết mối quan hệ giữa Tác động môi trường và Tác động xã hội ảnh hưởng đến Kinh doanh liên tục của SME Việt Nam. Từ đây, nhà quản trị của SME có thể đưa ra các biện pháp quản trị phù hợp để giảm thiểu tác động của các cú sốc tương tự Covid-19.
7 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng phân tích dữ liệu lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Trần Thanh Phương, Nguyễn Sơn Tùng, Lê Phương Linh, Phạm Thùy Duyên, Nguyễn Lương Hải Anh, Nguyễn Minh Trang, Nguyễn Hoàng Long // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 37-41 .- 658
Kết quả chỉ ra lợi thế tương đối và ủng hộ của quản lý cấp cao là hai nhân tố hàng đầu thúc đẩy ý định ứng dụng của doanh nghiệp SMEs trong nước. Trái lại, mối quan ngại về bảo mật và môi trường pháp lý gây cản trở ý định ứng dụng BDA của các doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích, nhóm tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị giải pháp đối với Chính phủ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ BDA nhằm nâng cao ý định ứng dụng công nghệ này vào hoạt động của các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam.
8 Thực trạng phát triển của doanh nghiệp siêu nho, nho và vưa (MSMEs) tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số / Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Trường Giang, Trương Thị Hà Ninh, Nông Thị Trang Nhung // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 80-83 .- 658
Bài viết này nhằm mục đích phân tích và đánh giá quá trình phát triển, đặc điểm và thực trạng ứng dụng công nghệ số của các MSMEs tại Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong việc tạo lập một nền kinh tế sống động, bền vững.
9 Đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro về thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa / Đặng Lan Anh, Lê Hoàng Minh, Bùi Thị Thu // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 145-150 .- 657
Nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro về thuế, xây dựng thang đo đo lường việc xác định mục tiêu kiểm soát, nhận diện và đánh giá rủi ro về thuế, đo lường các hoạt động kiểm soát. Dựa trên kết quả khảo sát các nhà quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhóm tác giả đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro về thuế của các doanh nghiệp này, từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát, giảm thiểu rủi ro về thuế và các tổn thất cho các doanh nghiệp.
10 Thực trạng áp dụng kế toán số trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Gia Lâm, Hà Nội / Phí Thị Diễm Hồng, Trần Nguyễn Thị Yến // .- 2024 .- Số 249 - Tháng 6 .- Tr. 11-19 .- 657
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các DNNVV trên địa bàn chưa thực sự sẵn sàng áp dụng kế toán số. Trong mẫu khảo sát, phản ánh hầu hết các DN đang ở giai đoạn bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho công tác kế toán và chưa có ý định phát triển ở mức cao hơn. Do đó, để thúc đẩy kế toán số trong DNNVV, cần ưu tiên thay đổi nhận thức từ phía DN và người làm kế toán về kế toán số. Từ đó, DN chủ động các điều kiện về nhân lực và vật chất để áp dụng kế toán số hiệu quả.