CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Trung Quốc - Đông Nam Á

  • Duyệt theo:
1 Con đường tơ lụa kĩ thuật số của Trung Quốc và những tác động đến khu vực Đông Nam Á / Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thu Hà // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 10 (254) .- Tr. 29-37 .- 327

Khái niệm về “con đường tơ lụa kĩ thuật số” của Trung Quốc. Những tác động của “con đường tơ lụa kĩ thuật số” đến khu vực Đông Nam Á và cách ứng phó của Việt Nam.

2 Trung Quốc trong tương tác quyền lực trên biển ở khu vực Đông Á: Một cái nhìn lịch sử / PGS. TS. Dương Văn Huy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 4 (206) .- Tr. 3-15 .- 327

Phân tích quá trình lịch sử tương tác của Trung Quốc với biển ở khu vực Đông Á qua các triều đại Trung Quốc. Trong đó, bài viết phân tích việc các triều đại Trung Quốc thực hiện chính sách “hải cấm”, tác động đến sự tương tác của Trung Quốc với biển…

3 Đại việt trong chính sách đối ngoại của Triều Minh đối với Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XIV – Đầu thế kỷ XV / ThS. Nguyễn Nhật Linh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 12 (213) .- Tr. 37-45 .- 327

Trình bày chính sách đối ngoại và quan hệ của triều Minh với Đông Nam Á cuối thể kỷ XIV – đầu thế kỷ XV. Vị thế của Đại Việt trong chính sách đối ngoại của triều Minh với Đông Nam Á. Ảnh hưởng của quan hệ Minh – Đại Việt đối với Đông Nam Á.

4 Chính sách của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á – Những thuận lợi và thách thức / Đinh Hiền Lương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 9 (193) .- Tr. 69-82 .- 327

Bài viết chia làm ba phần chính: Phần một phân tích cơ sở mục tiêu, lợi ích chiến lược trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Phần hai tập trung vào quan hệ Trung Quốc – ASEAN, nhấn mạnh vai trò và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Cuối cùng, bài viết sẽ đề cập tới những thuận lợi và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi theo đuổi Sáng kiến Vành đai và Con đường – một trong những trọng tâm đối ngoại của ông Tập Cận Bình ở Đông Nam Á.

5 Từ chiến lược “con đường tơ lụa mới” nhìn về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương / ThS. Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 3/2017 .- Tr. 15-24 .- 327

Với mục tiêu nhìn từ chiến lược “con đường tơ lụa mới” mà Trung Quốc đang xúc tiến để khảo sát sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế chính trị của Trung Quốc trên các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích đại chiến lược “một vành đai, một con đường”, hay chiến lược “con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc. Phần 2 và 3 sẽ phân tích sự gia tăng ảnh hưởng địa kinh tế, địa chính trị của Trung Quốc trên các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD). Phần cuối sẽ đưa ra một số kết luận.

6 Sự tham gia của Trung Quốc vào hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng / PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 11 (200)/2016 .- Tr. 20-26 .- 327

Phân tích và làm rõ sự tham gia của Trung Quốc vào hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng trong lĩnh vực kinh tế nhằm giúp nhận diện rõ hơn hiện trạng phát triển GMSs hiện nay.

7 Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với liên kết kinh tế ở Đông Nam Á và hàm ý cho Việt Nam / TS. Lê Kim Sa // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 5 (177)/2016 .- Tr. 21-31 .- 327

Bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc và quá trình hội nhập kinh tế “hướng tâm” vào Trung Quốc. Những tác động đối với liên kết kinh tế Đông Nam Á. Hàm ý đối với quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.

8 Xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và chiến lược của Trung Quốc với Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / PGS. TSKH. Trần Khánh, ThS. Đàm Huy Hoàng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 4 (169)/2014 .- Tr. 3-10. .- 327

Khái quát xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và an ninh – quốc phòng của Trung Quốc với Đông Nam Á thông qua việc lập nên các thể chế và thúc đẩy các hợp tác song phương giữa Trung Quốc với khu vực này.