CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ--Mỹ - Đông Nam Á
1 Hợp tác an ninh của Mỹ với khu vực Đông Nam Á trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI / Nguyễn Đức Tâm // .- 2023 .- Số 10 (283) - Tháng 10 .- Tr. 13-34 .- 327
Bài viết tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung. Qua đó bài viết phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của sự hợp tác này đến an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á.
2 Xu hướng trong quan hệ của Mỹ với Đông Nam Á dưới thời tổng thống Joe Biden / Cù Chí Lợi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 1(262) .- Tr. 25-35 .- 327
Phân tích chính sách của Mỹ với khu vực Đông Nam Á trong những năm gần đây, và đưa ra một số nhận xét về chính sách của chính quyền Joe Biden với các nước trong khu vực trong thời gian tới.
3 Chuyển hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương: Chiến lược của EU so sánh với Mỹ / TS. Luận Thùy Dương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 11-20 .- 327
Nhằm thích ứng với những phát triển mới của tình hình thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cả Mỹ và EU cũng chuyển hướng chiến lược hướng sang khu vực này. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh chiến lược của EU thấp hơn so với Mỹ về nhiều mặt. Nếu như Mỹ là một tay chơi thực sự ở khu vực, đã “xoay trục” chiến lược, tìm cách chi phối các quá trình đang diễn ra tại đây, thì EU mới chỉ chuyển hướng chiến lược, trục chính vẫn tập trung ở các khu vực khác, do đó, mức độ ảnh hưởng của EU đối với khu vực hạn chế hơn.
4 Chiến lược biển của Mỹ ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương / ThS. Nguyễn Luận Quốc Anh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 3 (180)/2015 .- Tr. 3-9 .- 327
Cùng với sự nổi lên của Trung Quốc và các tranh chấp biển đảo liên quan đến chủ quyền diễn biến ngày càng phức tạp, Mỹ thấy rõ lợi ích chiến lược và vị thế cường quốc của Mỹ đang bị đe dọa, cần có một chiến lược tổng thể ở khu vực biển Đông Á – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc, duy trì hòa bình ổn định khu vực, bảo vệ lợi ích và khẳng định vị thế của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã thực sự có chiến lược biển ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương với lợi ích, chính sách, và các công cụ chính sách của Mỹ ra sao là những vấn đề cần nghiên cứu.
5 Chiến lược triển khai “sức mạnh mềm” của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barak Obama / PGS. TS. Phạm Quang Minh, Phạm Hoàng Tú Linh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 1/2015 .- Tr. 46-52 .- 327
Trình bày khái niệm về “sức mạnh mềm”. Triển khai chiến lược “sức mạnh mềm” tại Đông Nam Á dưới thời Obama. “Sức mạnh mềm” của Mỹ đối với Việt Nam dưới thời chính quyền Obama.
6 Những nhân tố tác động đến điều chỉnh chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ thời gian tới / ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 36-47 .- 327
Trình bày những nhân tố tác động và khả năng điều chỉnh chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ thời gian tới.
7 Đằng sau sự tăng cường trở lại Đông Nam Á của Mỹ trong thời gian tới / ThS. Nguyễn Quốc Toàn // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 01/2015 .- Tr. 18-25 .- 327
Trong chiến lược quốc phòng được công bố ngày 05/01/2012, Washington tái khẳng định chủ nghĩa chủ trương chuyển trọng tâm từ châu Âu – Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương. Đây là sự điều chỉnh quan trọng trong chiến lược toàn cầu nhằm duy trì vai trò siêu cường của Mỹ. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực mà Mỹ thể hiện sự quan tâm đặc biệt và thực thi nhiều chính sách nhằm tăng cường sự tái hiện diện. Mục đích thực sự đằng sau động thái này là gì, có tác động ra sao tới tình hình Việt Nam là nội dung mà bài báo muốn đề cập.
8 Xu hướng tái cân bằng chiến lược về kinh tế và ngoại giao của Mỹ ở Đông Nam Á từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI / PGS. TSKH. Trần Khánh // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 03 (192)/2014 .- Tr. 15-22. .- 327
Đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về xu hướng gia tăng can dự kinh tế và ngoại giao của Mỹ với khu vực Đông Nam Á, nhất là từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI.