CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quan hệ--Nhật - Mỹ
1 Quan hệ Mỹ - Nhật từ thời kỳ tổng thống Donald Trump đến nay / Ngô Thị Lan Anh // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 10(283) .- Tr. 28-36 .- 327
Nghiên cứu về mối quan hệ Mỹ - Nhật dưới thời Tổng thống Donald Trump. Phân tích quan hệ Mỹ - Nhật cho kỷ nguyên mới. Trình bày ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Nhật đến khu vực.
2 Quan hệ Nhật Bản – Mỹ trong bối cảnh an ninh Đông Á hiện nay / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- 07 (191) .- Tr. 11-23 .- 327.04
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ sử dụng Nhật Bản bại trận làm căn cứ để đánh Liên Xô và Trung Quốc. Nhật Bản dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế đất nước, mặt khác tranh thủ Mỹ để xây dựng tiềm lực mọi mặt , mở rộng vai trò khu vực. Sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản từng bước khẳng định vai trò trong liên minh song phương với Mỹ, phát huy vai trò phòng vệ. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Nhật Bản tham gia cùng các nước khu vực nỗ lực bảo vệ trật tự dựa trên pháp luật quốc tế, đối phó với những nguy cơ bất ổn Đông Á.
3 Quan hệ Mỹ - Nhật trong những năm gần đây / Lê Thị Vân Nga // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 3-13. .- 327
Phân tích các chính sách thương mại song phương Mỹ - Nhật trong những năm gần đây. Một số vấn đề bất đồng về thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản. Kết luận.
4 Quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Nhật Bản dưới thời tổng thống Trump / Nguyễn Tuấn Minh // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 11 (248) .- Tr. 3- 11 .- 327
Thông qua phân tích những diễn biến trong lĩnh vực an ninh quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản, bài viết sẽ góp phần làm rõ hơn chiều hướng phát triển của quan hệ Mỹ - Nhật Bản dưới thời tổng thống Donal Trump .
5 Tăng cường hợp tác an ninh Nhật – Mỹ và khả năng tác động đến Việt Nam / TS. Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 9 (211) .- Tr. 27-35 .- 327
Kể từ khi ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2017 đến nay, xu hướng đáng chú ý trong quan hệ Nhật – Mỹ là củng cố hợp tác an ninh. Đặc biệt, chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ mới công bố tại hội nghị APEC 2017 có sự tương đồng với tư tưởng của Nhật Bản từng đề ra trước đó. Bài viết này sẽ phân tích, đánh giá hợp tác an ninh Nhật – Mỹ và những khả năng tác động đến Việt Nam.
6 Quan hệ Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia trong năm 2017 / Nguyễn Văn Lịch, Đồng Văn Đạt // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 7 (68) .- Tr. 1-10 .- 327
Ý tưởng liên minh Mỹ - Nhật - Ấn – Australia đã có từ lâu, nhưng năm 2017 ý tưởng này được làm sống lại trong cuộc gặp của bốn nước này tại Philipine. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng hợp tác bốn bên còn không ít trở ngại. Một hiệp ước an ninh giữa bốn nước khó xảy ra. Quan hệ chủ yếu giữa các nước vẫn là “ba bên” hoặc song phương. Đáng chú ý, Trung Quốc luôn là nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa các nước này.
7 Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau chuyến thăm chính thức Châu Á của Tổng thống Donal Trump tháng 11/2017 / TS. Bùi Hải Đăng, ThS. Lục Minh Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 02 .- Tr. 16-25 .- 327
Phân tích những lợi thế của Mỹ trước chuyến thăm Nhật Bản. Nhật Bản trở thành trọng tâm kinh tế - thương mại – công nghệ trong “trục xoay Đông Á mới” của Mỹ. Từ chính sách với Nhật Bản nhìn về sự điều chỉnh chính sách với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Donal Trump.
8 Đặc điểm của quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ giai đoạn 1874-1931 / TS. Hoàng Thị Hải Yến // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 10 (235) .- Tr. 33-44 .- 327
Phân tích các khía cạnh: Quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ giai đoạn 1874-1931 là mối quan hệ “lợi dụng lẫn nhau”, đôi bên cùng có lợi; Mỹ luôn đóng vai trò chủ động trong quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ (1974-1931); Quan hệ Nhật – Mỹ trên lĩnh vực an ninh – chính trị là cặp quan hệ điển hình của một quốc gia tầm trung ở phương Đông với một cường quốc phương Tây.
9 Chính sách đối ngoại song phương Mỹ - Nhật Bản hai thập niên cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh / Trần Thiện Thanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 5 (54) .- Tr. 32-40 .- 327
Cung cấp góc nhìn toàn diện về chính sách đối ngoại song phương Mỹ - Nhật Bản trong những năm 1970, 1980 trên cơ sở phân tích các quan điểm đối ngoại cụ thể của từng nước với nhau.
10 Một số tác động của quan hệ Nhật – Mỹ đến khu vực và quốc tế trong những năm 1951 – 1960 / Hoàng Thị Mai Hương // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 5 (54) .- Tr. 48-55 .- 327
Khái quát quan hệ Nhật – Mỹ trong những năm 1951 – 1960. Tác động của quan hệ Nhật – Mỹ đến Nhật Bản, Mỹ và khu vực Châu Á, Thái Bình Dương.