CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Khủng hoảng Chính trị
1 Hệ quả cuộc khủng hoảng di cư đối với Châu Âu và bài học kinh nghiệm / Lê Văn Tuyên, Bùi Hồng Hạnh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 7 (226) .- Tr. 15 - 23 .- 327
Các hệ quả được xem xét chủ yếu trên một số phương diện sau: đối với chủ trương nhất thể hóa của Liên minh Châu Âu (EU), vấn đề an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm ứng phó với những nguy cơ có thể phát sinh từ khủng hoảng di cư.
2 Nhìn lại tám năm cuộc chiến tại Syria / Nguyễn Thanh Hiền // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 4 (164) .- Tr.8 – 18 .- 327
Cuộc chiến tại Syria xuất phát từ một cuộc khủng hoảng phe phái nội bộ Syria năm 2011 dưới ảnh hưởng của phòng trào nổi dậy tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này đã kéo dài sang năm thứ tám và biến thành cuộc chiến tranh ủy nhiệm với sự tham gia và can dự của rất nhiều lực lượng bên ngoài Syria, trong đó có hai nước lớn là Nga và Mỹ. Đã có thời điểm tưởng như đất nước này đã có thể chạm tới hòa bình song đến nay hòa bình thực sự vẫn chưa đến người dân Syria.Tại sao cuộc chiến Syria vẫn chưa thể hoàn toàn kết thúc? Triển vọng giải quyết nó sẽ ra sao? Nội dung của bài viết dưới đây sẽ phần nào trả lời cho hai câu hỏi trên.
3 Quan hệ Nga – Phương Tây qua cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraina và tác động của nó đến nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị Việt Nam / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 11 ( 218) .- Tr.12 – 22 .- 327
Phân tích mối quan hệ Nga – Phương Tây qua cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraina, những hệ lụy đối với thế giới và tác động của nó đến nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị ở Việt Nam.
4 Khủng hoảng nhập cư và những rạn nứt trong lòng Liên minh Châu Âu / PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát, Đào Thị Mai Liên // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 3 (210) .- Tr. 13-23 .- 327
EU đã có nhiều nỗ lực để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư bằng việc đưa ra các chính sách ở cấp độ Liên minh và quốc gia. Nhưng do còn nhiều bất đồng về lợi ích và mục tiêu giữa các thành viên, biểu hiện là sự lúng túng, thiếu đồng thuận trong việc tìm ra biện pháp đồng bộ hiện nay đã khiến bài toán di cư vẫn còn bỏ ngỏ, thậm chí nội khối EU bị chia rẽ một cách tương đối sâu sắc.
5 Những thách thức của cuộc khủng hoảng di cư đối với hệ thống cứu trợ tị nạn chung Châu Âu (CEAS) / PGS. TS. Bùi Hồng Hạnh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2016 .- Số 11 (135)/2016 .- Tr. 30-35 .- 327
Phân tích các nội dung của CEAS, những thách thức đặt ra đối với CEAS từ cuộc khủng hoảng di cư những năm gần đây và một số bài học kinh nghiệm cho ASEAN.
6 Khủng hoảng tại Ukaina và phản ứng của Nga, Mỹ và Liên minh Châu Âu / PGS. TS. Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 3 (162)/2014 .- Tr. 3-15. .- 327
Phân tích một số nguyên nhân phát triển nội tại, những nhân tố tác động chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tại Ukraina hiện nay, vai trò và phản ứng chính sách của Nga, EU và Mỹ trong giải quyết khủng hoảng ở Ukraina.