CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiền điện tử

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng cơ chế pháp lý phát triển tiền điện tử và những khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Tấn Khoa // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 52-57 .- 332

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số hay mà hóa (sau đây gọi chung là tiền điện tử) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao dịch. Sự ra đời và phát triển của tiền điện tử được hình thành từ những năm 1990 và giao dịch thực tế bắt dầu vào năm 2010 cùng với sự ra đời của đồng Bitcoin. Kể từ đó, tiền điện tử đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia và có giá trị vốn hóa thị trường ngày càng lớn. Tại Việt Nam, việc sử dụng và giao dịch bằng tiền diện tử đang có xu hướng tăng lên mặc dù khuôn khổ pháp luật đối với loại tiền này chưa được hình thành. Bài viết tập trung làm rõ, phân tích thực trạng về cơ chế pháp lý đối với việc phát triển tiền điện tử tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ phế pháp lý để thúc đẩy phát triển tiền điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

2 Khảo sát hiệu ứng bất đối xứng trong biến động tỷ suất sinh lợi của các chuỗi tiền điện tử / Nguyễn Lý Kiều Chinh, Trần Thị Tuấn Anh // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 33-42 .- 658

Kết quả cho thấy mô hình EGARCH(1,1) là mô hình tốt nhất để mô tả hiệu ứng bất đối xứng trong biến động tỷ suất sinh lợi của các chuỗi tiền điện tử. Sự biến động tăng nhiều hơn trong phản ứng với cú sốc tích cực hơn là cú sốc tiêu cực, hàm ý một hiệu ứng bất đối xứng khác với hiệu ứng thường thấy trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu giúp nhà đầu tư và nhà quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử hiểu rõ hơn về sự biến động giá, nhận biết, đánh giá rủi ro một cách chính xác hơn và đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp.

3 Thực trạng thanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam / Hồ Xuân Việt, Nguyễn Thị Tố Quyên // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 71-82 .- 332.04

Trên cơ sở tổng quan thực trạng dịch vụ thanh toán vi điện tử tại Việt Nam trong giai pháp phát triển dịch vụ vi điện tử thời gian tới như: cần đẩy mạnh việc hoàn thiện những quy định pháp luật liên quan đến vi điện tử, tiền điện tử; xây dựng hạn mức giao dịch qua ví điện tử phù hợp với thị trường Việt Nam... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh vi điện tử cần đầu tư mạnh hơn nữa vào công nghệ bảo mật thông tin, gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

4 Một số vấn đề pháp lý đối với tiền điện tử quốc gia / Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Thị Vân // Ngân hàng .- 2022 .- Số 21 .- Tr. 23-28 .- 332.11

Bài viết làm rõ những vấn đề pháp lý đặt ra trong bối cảnh Việt Nam đang có ý định nghiên cứu và triển khai phát hành tiền điện tử quốc gia, từ đó đưa ra khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.

5 Tiền điện tử pháp định và một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Đức Việt // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 30-33 .- 004

Trình bày tiền điện tử pháp định, hiện trạng và hiệu quả sử dụng. Sự xuất hiện của tiền điện tử pháp định sẽ dẫn đến sự đổi mới hoàn toàn trong phương thức thanh toán, đem lại nhiều lợi thế trong quản lý tiền tệ của nhà nước. Những lợi thế này được thể hiện qua sự tiến bộ của chức năng phát hành và thanh toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tiền điện tử pháp định còn là một đối tượng xứng tầm với những đồng tiền điện tử tự phát. Do đó, việc xây dựng chính sách về tiền điện tử pháp định ở Việt Nam là cần thiết để bắt kịp xu thế chung của thế giới.

6 Tiền mã hoá và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, giám sát / Nguyễn Thế Bính // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 80-82 .- 332.4

Sự xuất hiện các đồng tiền mã hoá như đồng Bitcoin, Ethereum hay đồng Diem trong giao dịch và thanh toán đã, đang tạo ra những thay đổi trong quan niệm truyền thống về tiền tệ, cũng như đặt ra những thách thức đối với hệ thống thanh toán và chính sách tiền tệ quốc gia. Mặc dù, chưa được nhiều nền kinh tế chính thức công nhận là đơn vị tiền tệ trong giao dịch và thanh toán, nhưng những đồng tiền mã hoá, nhất là đồng Bitcoin, vẫn đang được giao dịch rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì trong quản lý, giám sát các giao dịch tiền mã hoá nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các giao dịch bất hợp pháp góp phần đảm bảo an ninh tài chính và hệ thống thanh toán quốc gia.

7 Ảnh hưởng của việc phát hành nhân dân tệ số : Một số nhận định ban đầu / PGS.TS. Trần Hùng Sơn, ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý, ThS. Hồ Hữu Tín, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân // Ngân hàng .- 2021 .- Số 13 .- Tr. 43-52 .- 332.4

Nội dung của bài viết sẽ tập trung vào quá trình phát triển của nhân dân tệ số hay tiền số thanh toán điện tử (DCEP) của Trung Quốc và các đặc điểm của loại tiền số này. Bài viết cũng trình bày một số nhận định ban đầu về các tác động của việc phát hành DCEP của Trung Quốc. Cuối cùng một số hàm ý chính sách sẽ được phác thảo

8 Tìm hiểu về các loại tiền phi vật chất / TS. Lại Thị Thanh Loan // Ngân hàng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 39-43. .- 332.4

Bài viết được thực hiện nhằm mang lại góc nhìn toàn diện hơn cho người đọc về các loại tiền phi vật chất nói chung, đánh giá về xu hướng phát triển các loại tiền kỹ thuật số và đề xuất một số khuyến nghị trong thời gian tới

9 Nhận định về những rủi ro của đồng tiền kỹ thuật số và hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Trần Thị Nguyệt Nga // Ngân hàng .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 60-65 .- 332.12

Trình bày khái niệm tiền điện tử và tiền kỹ thuật số; lợi ích và những rủi ro của đồng tiền kỹ thuật số; hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

10 Quy định về quản lý tiền điện tử của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam / Trương Thị Hoài Linh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 47-52 .- 332.4

Trình bày hệ thống cơ sở lý luận về tiền điện tử sẽ tập trung vào làm rõ các quy định về quản lý loại tiền này ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam.