CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghệ tài chính

  • Duyệt theo:
21 Tác động của chuyển đổi số và Fintech đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng / Hà Văn Sang // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 230 .- Tr. 54-59 .- 332.12

Nghiên cứu tác động của quá trình huyển đổi số và Fintech đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tập trung phân tích thực trạng chuyển đổi số và Fintech tại Việt Nam, đặc biệt là phân tích tác động của Fintech tới thị trường tài chính. Trên cơ sở đó, gợi mở một số kiến nghị và đề xuất.

22 Fintech - từ tài chính cá nhân đến hội nhập kinh té thế giới / Trần Quốc Khánh // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 231 .- Tr. 94-101 .- 332.1

Nghiên cứu này đưa ra những tổng quan về thực trạng Fintech tại Việt Nam, cùng sự tác động của Fintech đến tài chính cá nhân nói riêng và tài chính quốc gia nói chung. Nghiên cứu cũng đưa ra những cơ hội, thách thức và một số kiến nghị trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và công tác đào tạo nguồn nhân lực Fintech, để góp phần phát triển kinh tế Việt Nam sẵn sàng trước thềm hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

23 Tín dụng công nghệ tài chính và mở rộng tiếp cận tín dụng: Vai trò của mức độ e ngại sự không chắc chắn / Nguyễn Thị Diễm Kiều, Nguyễn Khắc Quốc Bảo // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 305 .- Tr. 10-19 .- 332.1

Bài nghiên cứu phân tích tác động của mức độ e ngái sự không chắc chắn trong văn hóa quốc gia đến khả năng mở rộng tiếp cận tín dụng của tín dụng công nghệ tài chính. Sử dụng bộ dữ liệu có quy mô lớn nhất hiện nay ở mức độ quốc gia về tín dụng công nghệ tài chính, bao gồm tín dụng từ các công ty công nghệ lớn, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều có ý nghĩa của mức độ e ngại sự không chắc chắn đến cả sự phát triển và khả năng bổ sung của tín dụng công nghệ tài chính tại các khu vực kém được phục vụ hơn bởi hệ thống ngân hàng. Kết quả này đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và ban hành các quy định thể chế chính thức liên quan đến tín dụng công nghệ tài chính, vốn còn rất thưa thớt hiện nay. Qua đó, giảm thiểu sự không chắc chắn trong các giao dịch, và phát huy các lợi thế của loại hình tín dụng còn rất mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này.

24 Tác động trực tiếp của tín dụng công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập / Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đức Trung // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 303 .- Tr. 2-12 .- 332.12

Nghiên cứu này kiểm định tác động trực tiếp của tín dụng công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập – chủ đề thời sự nhưng vẫn là khoảng trống nghiên cứu. Tín dụng công nghệ phát triển nhanh, lan tỏa trên thế giới trong thời gian ngắn, nhưng giá trị lượng cung khá nhỏ, nơi quá tập trung nơi quá hạn chế, dẫn đến cấu trúc dữ liệu phân tán. Vì vậy, ước lượng tác động của tín dụng công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập khá phức tạp. Giải quyết điều này, chúng tôi chọn kỹ thuật hồi quy trong học máy, gồm Ridge và Bayesian Ridge, cùng công cụ sàng lọc biến là kiểm tra tương quan và đo tầm quan trọng của biến. Kết quả cho thấy tín dụng công nghệ tác động tích cực trực tiếp làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Ngoài ra sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán số, đặc biệt trong nhóm người thu nhập thấp, có hiệu quả tốt hơn giúp giảm bất bình đẳng thu nhập.

25 Khoảng cách quyền lực, quy định pháp lý và sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính / Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Nguyễn Thị Diễm Kiều // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 45-49 .- 340

Bài nghiên cứu phân tích tác động của khoảng cách quyền lực trong văn hóa quốc gia đến sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính, đặc biệt trong bối cảnh có hoặc không tồn tại các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến tín dụng công nghệ tài chính. Sử dụng một cơ sở dữ liệu rộng lớn trên 71 nền kinh tế, trong giai đoạn 2013 - 2019, kết quả nghiên cứu xác nhận tác động ngược chiều có ý nghĩa của khoảng cách quyền lực trong văn hóa quốc gia đến sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính.

26 Sự phát triển của tín dụng công nghệ và tác động đến bất bình đẳng thu nhập / Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đức Trung, Phạm Công Thanh // .- 2022 .- Số 14 .- Tr. 38-48 .- 332.1

Bài viết phản ánh sự phát triển mạnh mẽ nhưng gập ghềnh của tín dụng công nghệ trên thế giới - một kênh cung tín dụng năng động dựa trên các nền tảng số - bổ khuyết cho kênh tín dụng truyền thống đã quá lớn và cổng kềnh.

27 Phát triển công nghệ tài chính ở Trung Quốc : một số tác động và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hạ, Hà Thị Hồng Vân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 5(249) .- Tr. 3-16 .- 327

Phân tích thực trạng phát triển FinTech ở Trung Quốc, dự báo một số tác động đến quốc tế và Việt Nam thông qua chiến lược “đi ra ngoài” của các tập đoàn FinTech lớn và tiền số của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong phát triển FinTech và sự chuẩn bị trước những tác động tiềm năng từ sự sự phát triển FinTech ở Trung Quốc.

28 Cơ chế thử nghiệm trong hoạt động công nghệ tài chính : kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam / Ngô Hồng Hạnh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 47-51 .- 332.1

Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm triển khai Regulatory Sandbox tại một số quốc gia trên thế giới và một số đề xuất trong việc áp dụng cơ chế này đối với Việc Nam.

29 Cơ hội và thách thức đối với phát triển hệ sinh thái tài chính số tại Việt Nam / Lưu Ánh Nguyệt // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 32-36 .- 332.1

Giới thiệu về hệ sinh thái tài chính số; cơ hội phát triển hệ sinh thái tài chính số tại Việt Nam; thách thức đối với phát triển hệ sinh thái tài chính số tại Việt Nam; một số kiến nghị.

30 Công nghệ tài chính trong hoạt động cho vay ngang hàng / Nguyễn Văn Nhật // .- 2022 .- Số 763 .- Tr. 44-46 .- 332.12

Ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) đang là xu thế phát triển trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trên thế giới. Trong mô hình cho vay ngang hàng, nền tảng trực tuyến cung cấp quy trình chuẩn hóa xử lý các khoản vay với chi phí thấp, thực hiện trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay. Tuy nhiên, hoạt động này hiện đang gặp phải một số tồn tại, hạn chế như: Sự thiếu hiểu biết của người dân về hoạt động cho vay ngang hàng; Sự bất cân xứng về thông tin, bị lộ các thông tin của cá nhân… từ đó đặt ra yêu cầu cần sớm có giải pháp khắc phục tồn tại này.