CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lãi suất

  • Duyệt theo:
1 Mối quan hệ giữa giá chứng khoán với lãi suất và tỷ giá tại Việt Nam / Phạm Thanh Truyền, Nguyễn Thị Nhân // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 14-16 .- 332.64

Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với giá chứng khoán. Kiểm định nhân quả cho thấy lãi suất và giá chứng khoán có quan hệ nhân quả, nhưng không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa ba yếu tố tỷ giá, lãi suất và giá chứng khoán. Về góc độ dự báo, từ kết quả Granger Causality chỉ ra chỉ có biến lãi suất có khả năng dự báo biến động giá chứng khoán và ngược lại.

2 Chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu và chính sách tiền tệ tối ưu cho việt nam giai đoạn 2025-2030 / Nguyễn Gia Đường // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 51-54 .- 332.04

Nghiên cứu thảo luận về định nghĩa, vai trò của chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu như giảm vấn đề không thống nhất về thời gian, tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm, tính nhất quán với nguyên tắc dân chủ và cải thiện hiệu suất; Thảo luận điều kiện áp dụng chính sách và đánh giá khả năng thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu trong bối cảnh hiện nay. Bài viết cũng đưa ra các giải pháp để xây dựng khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu cho Việt Nam giai đoạn 2025-2030.

3 Ba kịch bản về lạm phát toàn cầu / Nguyễn Đình Trung // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 92-95 .- 332

Giai đoạn lạm phát xảy ra ở tất cả các nước phát triển kể từ năm 2021 vẫn chưa kết thúc. Mặc dù tác dụng của các yếu tố thúc đẩy lạm phát gần như đã hết, nhưng nguy cơ đánh mất neo lạm phát và rơi vào bẫy lạm phát đình trệ vẫn còn. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát tăng đột biến như vậy? Đến thời điểm nào thì làn sóng lạm phát cuối cùng sẽ bị dập tắt và lãi suất sẽ giảm xuống mức lãi suất tự nhiên? Những kịch bản nào có thể xảy ra từ quan điểm trung hạn? Liệu cuộc khủng hoảng này có hậu quả lâu dài nào hay sau một vài năm nữa, các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quay trở lại như những gì chúng ta đã chứng kiến trong những năm 2010? Bài viết tập trung tìm hiểu về 3 kịch bản đối với lạm phát toàn cầu có thể xảy ra.

4 Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm và triển vọng 6 tháng cuối năm 2023 / Đặng Ngọc Tú, Đỗ Huy Cảnh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 5-8 .- 330

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam thấp so với mức cùng kỳ năm 2022 cũng như mục tiêu cả năm 2023. Nguyên nhân chính là xuất khẩu giảm và thị trường bất động sản khó khăn. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, hạn chế thanh khoản, trì hoãn đầu tư và thậm chí rút khỏi thị thường. Tuy nhiên, điểm tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 là kinh tế vĩ mô ổn định lạm phát được kiểm soát và lãi suất giảm, tỷ giá ổn định đã tạo điều kiện để chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục nới lỏng trong 6 tháng cuối năm, hướng tăng trưởng GDP tới mục tiêu đề ra cho cả năm 2023.

5 Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam / Trần Thị Lan, Hoàng Thị Bích Hà, Phạm Thị Bình // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 1(234) .- Tr. 18-21 .- 330

Tập trung tập trung phân tích: (i) Thực trạng chính CSTD đối với NNoNT của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam giai đoạn 2017-2021; (ii) Kết quả tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển NNoNT ở Việt Nam; (iii) Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại; (iv) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.

6 Tác động lãi suất lên rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Phạm Lê Ngọc Trinh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr.32-34 .- 332.04

Nghiên cứu này phân tích tác động của lãi suất cho vay đến rủi ro tín dụng của 17 ngân hàng thương mại cổ phần niên yết tại Việt Nam từ báo cáo tài chính trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cả tín dụng hay lãi suất cho vay có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết và hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam, khi tín dụng ngân hàng hiện vẫn là kênh quan trọng nhất trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro của các ngân hàng.

7 Ngành ngân hàng chủ động triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương / Hạ Lan // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Trình bày tích cực, chủ động để sớm đưa chính sách vào thực tiễn. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai. Thúc đẩy và tâm lý đồng thuận để triễn khai chính sách trong cả nước.

8 Mối quan hệ đồng tích hợp giữa các lãi suất trên thị trường trái phiếu Việt Nam / Nguyễn Thanh Hà, Bùi Huy Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 300 .- Tr. 22-31 .- 332.1

Phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các lãi suất trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Dữ liệu được sử dụng là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn một năm, hai năm, ba năm, năm năm từ ngày 08/6/2009 đến ngày 31/12/2019 với hai phương pháp kiểm tra đồng tích hợp tuyến tính và phi tuyến. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các cặp lãi suất kỳ hạn một năm và hai năm, một năm và ba năm có mối quan hệ đồng tích hợp tuyến tính trong khi lãi suất kỳ hạn một năm và năm năm có mối quan hệ đồng tích hợp phi tuyến theo mô hình hiệu chỉnh sai số chuyển tiếp trơn. Ngoài ra, giả thuyết kỳ vọng bị bác bỏ. Kết quả nghiên cứu đề xuất rằng nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch lợi suất trái phiếu và nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến lãi suất dài hạn thông qua ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn.

10 Tác động của lãi suất và tỷ giá hối đoái đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính tại Việt Nam / Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Thanh Hoài // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 5-23 .- 332.12

Nghiên cứu đo lường rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018 bằng phương pháp SES (Systemic Expected Shortfall), đồng thời, phân tích ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá hối đoái đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính tại Việt Nam bằng hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp OLS, FEM, REM và D-GMM. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 29 tổ chức tài chính, bao gồm: ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lãi suất và tỷ giá hối đoái có tác động đến rủi ro hệ thống tại Việt Nam và các tác động này thay đổi theo từng giai đoạn của nền kinh tế. Giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng khoảng 2008, tăng lãi suất và tăng giá đồng nội tệ sẽ dẫn đến việc tăng rủi ro hệ thống. Giai đoạn ổn định của nền kinh tế, phá giá đồng nội tệ sẽ làm tăng rủi ro hệ thống.