CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đô thị thông minh
1 Quản lý nhà nước đối với các khu đô thị thông minh tại Việt Nam / Lê Hồng Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 4-6 .- 658
Sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng luôn tiềm ẩn nhiều thách thức như: xu hướng đô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh nhường chỗ cho các khu công nghiệp, sự mâu thuẫn trong quan hệ thuê và cho thuê các dịch vụ tại các khu đô thị, hay nguy cơ già hóa dân số,... Trong rất nhiều vấn đề được đề cập trên, vấn đề nổi cập cần quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam để đảm bảo phát triển xanh và bền vững tại các thành phố lớn là cần có ưu tiên để giảm những tác hại có phản ứng dây chuyền đó là vai trò của Nhà nước đối với các khu đô thị thông minh. Bài viết này sẽ đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu đô thị thông minh và giải pháp để tăng cường vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này.
2 Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đôi sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam / Trần Quang Phú // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 42-44 .- 330
Các thách thức ngày càng lớn, từ quá trình đô thị hóa, sự phát triển mạnh đã và đang đặt ra yêu cầu tất yếu cần phải hình thành các đô thị đáng sống hơn, phát triển bền vững hơn, thông minh hơn. Bắt kịp với xu thế toàn cầu và quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang vận hành các chiến lược xây dựng các thành phố thông minh tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng... Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai các thành phổ thông minh trên cả nước đã và đang gặp thách thức. Bài viết làm rõ nội hàm, việc ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo nền kinh tế hướng tới “thông minh” trong dài hạn và đưa ra một số hàm ý chính sách trong bối cảnh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.
3 Bản sao song sinh kỹ thuật số (digital twin) từ quy trình sản xuất công nghiệp đến quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị thông minh / Nguyễn Thị Vân Hương // Kiến trúc .- 2023 .- Số 4 (335) .- Tr. 67-70 .- 711
Trình bày khái quát về bản sao song sinh kỹ thuật số (digital twin); bản sao song sinh kỹ thuật số hoạt động; các ứng dụng bản sao song sinh kỹ thuật số trong lĩnh vực công nghiệp; ứng dụng bản sao song sinh kỹ thuật số trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý từ công trình công nghiệp đến đô thị thông minh.
4 Một số vấn đề về kiến tạo thành phố thông minh, đẩy mạnh xây dựng thành phố xanh để phát triển bền vững ở Việt Nam / Phạm Ngọc Đăng, Phùng Thị Quỳnh Trang // Môi trường .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 8-12 .- 363.7
Trình bày tổng quan về xây dựng thành phố xanh, thành phố thông minh và thành phố phát triển bền vững. Đề xuất ý tưởng cần thận trọng khi kiến tạo thành phố thông minh, bởi các thành phố ở Việt Nam hiện nay chưa có đủ các điều kiện cơ bản tối thiểu về tài lực, vật lực, nhân lực và cơ sở hệ thống thông tin, truyền thông tương thích với một thành phố thông minh.
5 Chuyển đổi số và dữ liệu lớn ngành xây dựng phục vụ phát triển và quản trị đô thị thông minh / Lưu Đức Minh, Nguyễn Huy Dũng // Quy hoạch xây dựng .- 2023 .- Số 121+122 .- Tr. 24-27 .- 711
Định hướng ứng dụng công nghệ trong quy hoạch và phát triển đô thị; Phát triển đô thị thông minh và chuyển đổi số ngành xây dựng; Xây dựng hệ thống quản lý quy hoạch và phát triển đô thị tại địa phương; Giải pháp thực hiện.
6 Đề xuất giải pháp triển khai nền tảng dữ liệu không gian đô thị trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam / Hoàng Thu Trang, Hoàng Hồng Nghĩa, Nguyễn Ngọc Vũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 6 (404) .- Tr. 47-48 .- 363.7
Trình bày về nền tảng dữ liệu không gian đô thị trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đề xuất kiến trúc nền tảng dữ liệu không gian đô thị tài nguyên và môi trường. Từ đó, đề xuất các giải pháp triển khai nền tảng dữ liệu không gian đô thị tài nguyên và môi trường.
7 Quan điểm tiếp cận phát triển đô thị theo định hướng đô thị thông minh, bài học quốc tế và những kinh nghiệm cho phát triển các đô thị Việt Nam / Lê Hoàng Trung, Nguyễn Hoàng Minh // Xây dựng .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 86-91 .- 624
Bàn luận những kinh nghiệm, con đường đi và quan điểm tiếp cận để có thể xây dựng phát triển đô thị hướng đến đô thị thông minh tại Việt Nam.
8 Chuyển đổi số trong quản lý đô thị thông minh tại Việt Nam / Lưu Quốc Khánh // .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 30-33 .- 004
Để phát triển và hình thành những đô thị thông minh trước hết phải thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các linh vực trong đó cần chú trọng hàng đầu đến chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực trong đó cần chú trọng hàng đầu chuyển đổi số trong quản lý đô thị. Tuy nhiên đánh giá khách quan cho thấy đến nay hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết yếu chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng.
9 Định hướng cấu trúc mạng lưới đô thị Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 / Trương Văn Quảng // Quy hoạch đô thị .- 2022 .- Số 45 .- Tr. 45-93 .- 330
Bài viết này được chia thành 2 phần. Nội dung phần 1 về đánh giá thực trạng và bối cảnh phát triển hệ thống đô thị Việt Nam. Phần 2 về định hướng cấu trúc mạng lưới đô thị Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
10 Xây dựng và phát triển đô thị thông minh : góc nhìn từ thiết chế xã hội và văn hóa đô thị tại Việt Nam / TS.KTS. Nguyễn Tất Thắng // Xây dựng .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 12-17 .- 710
Xác định chiến lược, giải pháp và bước đi phù hợp nhằm giải quyết thỏa đáng giữa hiện đại hóa đi đôi với phát triển bền vững, thỏa mãn đồng thời và cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội – môi trường. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện đồng thời giữa thiết chế chính trị, văn hóa và các vấn đề thuộc về xã hội học đô thị.