CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Cường độ kháng nén
1 Hệ số thực nghiệm chuyển đổi cường độ chịu nén của bê tông cường độ cao xác định trên mẫu đúc và mẫu khoan / Hoàng Minh Đức, Lê Phượng Ly, Đoàn Thị Thu Lương // .- 2024 .- Quý 3 .- Tr. 38-43 .- 690
Nghiên cứu trình bày trong bài báo này đã cho thấy tỷ lệ cường độ chịu nén xác định trên mẫu lập phương (a150) so với mẫu trụ (D150H300) là 1,13; mẫu lập phương so với mẫu khoan (D57H57) là 0,98 và mẫu trụ so với mẫu khoan là 0,87. Mức độ chênh lệch cường độ chịu nén khi chuyển đổi theo tiêu chuẩn và theo hệ số thực nghiệm khi sử dụng mẫu khoan đường kính nhỏ trong thực nghiệm ở mức 18,1 % với mẫu lập phương và 26,1 % với mẫu trụ. Qua đó đã đề xuất nghiên cứu quy mô lớn hơn nhằm soát xét bổ sung các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
2 Ảnh hưởng của các loại sợi khác nhau đến cường độ nén và kéo do ép chẻ của bê tông tính năng cao / Lê Anh Thắng, Trần Anh Tuấn, Tô Minh Đoàn, Huỳnh Hữu Tín // .- 2023 .- Tháng 12 .- Tr. 198-202 .- 690
Thí nghiệm khả năng chịu nén và chịu kéo do ép chẻ của bê tông tính năng siêu cao. Mẫu thí nghiệm được chế tạo từ HPC được gia cường bằng ba loại sợi khác nhau, với tỷ lệ thể tích sợi thay đổi trong khoảng 0-2%. Dựa trên kết quả thí nghiệm, bài báo nhận xét về cường độ chịu nén và chịu kéo của HPC. Sợi thép mạ đồng là loại sợi có kết quả cường độ tốt nhất so với các loại sợi còn lại, sợi PP và Dramix 3D.
3 Nghiên cứu khả năng sử dụng bê tông hạt mịn cường độ cao cho công nghệ in bê tông 3D / Tăng Văn Lâm // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 50-59 .- 624
Trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về thành phần và tính chất của bê tông hạt mịn cường độ cao từ các nguồn vật liệu sẵn có ở Việt Nam sử dụng cho công nghệ in bê tông 3D.
4 Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ tro bay và cát mịn đến cường độ chịu nén của bê tông bọt làm vật liệu san lấp tự lèn / TS. Nguyễn Thị Thu Ngà, TS. Trần Việt Hưng // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 89-92 .- 690
Đề cập đến ảnh hưởng của tro bay và cát mịn đến cường độ chịu nén bê tông bọt, với số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm quy hoạch thực nghiệm, mang đến bức tranh tổng quan về những ảnh hưởng của chúng đối với vật liệu này.
5 Tương quan giữa cường độ chịu uốn và cường độ chịu nén của trụ xi măng đất theo hàm lượng xi măng và tỷ lệ nước/xi măng đối với đất bùn sét / Đoàn Văn Đẹt, Đinh Hoài Luân, Võ Bá Huy // Xây dựng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 69-75 .- 690
Nghiên cứu tương quan giữa cường độ chịu uốn và cường độ chịu nén của hỗn hợp xi măng đất đối với loại đất bùn sét.
6 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chịu nén của bê tông và bê tông cốt liệu tái chế / Nguyễn Thanh Hưng, Đoàn Đinh Thiên Vương, Nguyễn Phạm Minh Quang, Đào Duy Kiên // Xây dựng .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 250-255 .- 690
Trình bày kết quả thí nghiệm về cường độ nén của bê tông thường và bê tông sử dụng cốt liệu tái chế sau khi được gia nhiệt lần lượt 200, 300, 400 độ C .
7 Dự đoán cường độ nén bê tông dựa trên vận tốc xung siêu âm sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và mạng nơ-rôn nhân tạo cho vật liệu địa phương / Vương Lê Thắng, Lê Cung, Nguyễn Đình Sơn // Xây dựng .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 163-168 .- 693
Đánh giá độ chính xác dự đoán cường độ nén bê tông dựa trên vận tốc xung siêu âm sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và mạng nơ-rôn nhân tạo cho vật liệu địa phương, đồng thời so sánh các kết quả dự đoán với phương pháp tính toán dự đoán cường độ nén bê tông đề xuất bởi tiêu chuẩn TCVN 9357-2012.
8 Đánh giá độ không đảm bảo đo trong thử nghiệm cường độ nén của xi măng / TS. Nguyễn Lê Thi // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 35-40 .- 620
Trình bày phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo trong thử nghiệm cường độ nén của xi măng theo TCVN 6016:2011.
9 Phương pháp tiếp cận trí tuệ nhân tạo để dự đoán cường độ chịu nén của bê tông bọt / TS. Lý Hải Bằng, TS. Nguyễn Thùy Anh // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 05 .- Tr. 20-25 .- 624
Tập trung vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng mô hình dự báo cường độ nén của bê tông bọt 28 ngày tuổi. Mô hình được sử dụng là mô hình mạng nơron nhân tạo lan truyền ngược (ANN) với thuật toán Levenberg Marquardt. Kết quả cho thấy mô hình ANN dự báo rất tốt cường độ chịu nén, với độ chính xác cao và sai số thấp.
10 Ảnh hưởng của tro bay đến cường độ nén của chất kết dính ở nhiệt độ cao / Đỗ Thị Phương, Vũ Minh Đức // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 86-88 .- 624
Đánh giá ảnh hưởng của tro bay đến cường độ nén của chất kết dính sử dụng OPC ở nhiệt độ cao. Các biến trong thí nghiệm bao gồm hàm lượng FA thay thế OPC từ 20 đến 50% (theo khối lượng), nhiệt độ từ 25oC đến 1000oC và một cách làm nguội mẫu (trong không khí). Nhìn chung, ở nhiệt độ 400oC đến 800oC, mẫu FA25 cho giá trị cường độ nén cao nhất. Phân tích vi cấu trúc bởi các phương pháp như Rơnghen (XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM) được thể hiện trong nghiên cứu này.