CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tự do hóa thương mại

  • Duyệt theo:
1 Thương mại giữa Việt Nam và Hàn quốc trong 30 năm (1992-2021) / Phạm Bích Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 30-39 .- 658

Bài viết phân tích quá trình phát triển thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong 30 năm (1992-2021). Từ góc nhìn về chính sách của phía Việt Nam, bài viết đánh giá các yếu tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu thương mại giữa hai nước, tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn quốc và dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

2 Ảnh hưởng của bất bình đẳng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của lao động nữ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại / Phạm Thị Hòa, Ngô Thị Minh // .- 2023 .- Số 630 .- Tr. 57-59 .- 658

Tại Việt Nam, bất bình đẳng giới tuy đã được cải thiện nhưng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội tìm kiếm việc làm của lao động nữ càng giảm sút đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập và thực hiện tự do hóa thương mại.

3 Tác động của tự do thương mại đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình kinh tế lượng vĩ mô / Nguyễn Việt Hùng, Lê Thị Kim Chung // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 3-17 .- 330

Bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa thương mại đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Dựa trên cơ sở số liệu vĩ mô thu thập được theo tần suất quý từ quý I năm 2000 đến quý IV năm 2016, bài viết mô phỏng được tác động của việc cắt giảm 1 điểm phần trăm thuế nhập khẩu khi tự do hóa thương mại đến các biến số kinh tế vĩ mô trong tương lai từ năm 2018 đến năm 2032; từ đó, đề xuất cdc biện pháp nhằm hạn chế tác động xấu của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam.

4 Bàn về chế định thỏa thuận trọng tài - Một số vướng mắc và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Vinh Hương // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 104-109 .- 340

Bàn về chế định thỏa thuận trọng tài - một số vướng mắc trong thực tế và đề xuất phương hướng hoàn thiện trong thời gian tới.

5 Tác động của tự do thương mại hóa thương mại đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước Đông và Trung Âu giai đoạn 1993 – 2003 / Hoàng Xuân Trung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 4 (223) .- Tr. 39 – 47 .- 327

Bài viết phân tích quá trình chuyển đổi của các nước Đông và Trung Âu, đồng thời xem xét quá trình hội nhập của các nước này. Nghiên cứu cũng phân tích tác động của tự do hóa mại đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của quá trình tự do hóa đến việc làm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình tự do hóa thương mại đã thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và làm tăng việc làm cho các nước Đông và Trung Âu.

7 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau – một giải pháp tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế Asean / Lê Tấn Phát, Trần Thị Thuận Giang // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 1 (113) .- Tr. 64-70 .- 658

Trình bày một số điều như sau: 1. Tổng quan về thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) và 2. Khung pháp lý của cơ chế thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong Công đồng kinh tế ASEAN (AEC).

8 Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa thương mại đến hoạt động ngành sắt thép / Lê Thị Kim Chung // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 250 tháng 04 .- Tr. 33-43 .- 658

Bài viết sử dụng mô hình cân bằng riêng để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia đến các chỉ tiêu phúc lợi trong ngành sắt thép Việt Nam. Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được của ngành sắt thép theo tần suất quý từ Quý 1 năm 2004 đến Quý 1 năm 2017, nghiên cứu đã lượng hóa được tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với ngành sắt thép. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm thuế quan trong năm 2017 đã ảnh hưởng đến: nguồn thu ngân sách của chính phủ từ thuế bị mất đi 408.444.116 đô la Mỹ (USD) và phần thiệt hại của doanh nghiệp là 68.028.860 USD, đồng thời làm mất đi 7.270 việc làm trong ngành. Ngược lại, người tiêu dùng được lợi nhất, với tổng thặng dư của người tiêu dùng thu được lên tới 480.288.587 USD và phần bù đắp cho xã hội là 3.815.612 USD.