CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hệ sinh thái khởi nghiệp

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam / Cảnh Chí Hoàng, Nguyễn Văn Đạt // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 68-70 .- 332

Bài viết này, nghiên cứu thực trạng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay, qua đó, đề xuất các giải pháp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khởi nghiệp sáng tạo.

2 Giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Tân, Nguyễn Thị Thuỳ Vinh, Phùng Mạnh Hùng // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 71-74 .- 332

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đã đăng ký thực hiện CSR dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và với người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại khiến khá nhiều doanh nghiệp FDI chưa thực sự thực hiện CSR một cách nghiêm túc và đầy đủ. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phải có các chính sách và biện pháp nhằm tăng cường CSR của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

3 Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thành phố Hà Nội / Hà Huy Ngọc // .- 2023 .- Số 544 - Tháng 9 .- Tr. 54 - 64 .- 658

Trong những năm gần đây, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng và kiến tạo chính sách để hệ sinh thái phát triển bền vững đang là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của các chính phủ, chính quyền địa phương và giới nghiên. Nghiên cứu này đã hệ thống hóa những khái niệm, nội hàm của một hệ sinh thái, nghiệp ở quy mô cấp thành phố để giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sau cái nhìn rõ hơn về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo ở qu địa phương. Qua đó, nghiên cứu phân tích thực trạng và những nét đặc thù của hệ thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố Hà Nội trên các khía cạnh: thị chính sách, tài chính, nguồn nhân lực, văn hóa khởi nghiệp... Đồng thời, nghiên cứu mở một số giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để Hà Nội trở thành thành phố đi đã nước về thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

4 Giải pháp phát triển sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam / Bạch Ngọc Hoàng Ảnh, Cảnh Chỉ Hoàng, Nguyễn Văn Đạt // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 68-70 .- 658

Những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam có sự phát triển chiều sâu mô hình đổi mới sáng tạo và các hoạt động dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, đào tạo giáo dục và kinh doanh. Tuy nhiên, việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế bởi hành lang pháp lý chưa đầy đủ, môi trường đầu tư, kinh doanh còn một số "điểm nghẽn", ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực. Bài viết này, nghiên cứu thực trạng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt qua đó, đề xuất các giải pháp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khởi nghiệp sáng tạo.

5 Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam / Vũ Huyền Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 82-84 .- 658

Hệ sinh thái khởi nghiệp tạo ra môi trường cho các startup hình thành và phát triển. Giai đoạn vừa quan, các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam về cơ bản được hình thành và đang trên đà phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thách thức nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta.

6 Mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học ở Việt Nam / Phạm Thu Hương, Đào Anh Tuấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 603 .- Tr. 04-06 .- 301.3

Bài báo phân tích mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp tại một số quốc gia từ đó đề xuất mô hình và các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học ở Việt Nam.

7 Hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam: cơ hội và thách thức / Bùi Thanh Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 591 .- Tr. 96 - 98 .- 330

Bài viết thảo luận về hệ sinh thái của lĩnh vực Fintech. Sau đó cũng đề cập tới các cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh Fintech với các loại hình đầu tư khác nhau. Cuối cùng, những thách thức về kỹ thuật và quản lý đối với các công ty khởi nghiệp Fintech và các tổ chức tài chính truyền thống được thảo luận.

8 Vốn đầu tư phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo / Nguyễn Việt Đức // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 30-34 .- 658

Tập trung phân tích nguồn vốn tài chính để làm nổi bật được vai trò của đổi mới sáng tạo đối với phát triển kinh tế - xã hội bền vững; những thách thức trọng yếu trong đầu tư khởi nghiệp địa phương cũng như hành trình giải pháp, bệ đỡ kiển tạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

9 Kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội tại Anh và hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Phạm Thị Hạnh, Phùng Thị Quỳnh Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 574 .- Tr. 34-36 .- 650.01

Bài học kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội tại Anh tập trung: Khung chính sách và khung pháp lý cho doanh nghiệp xã hội; Chương trình hỗ trợ công nhằm mục tiêu xã hội; Hỗ trợ chuyên biệt và cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp xã hội; Mạng lưới các cơ chế hỗ trợ lẫn nhau; Hệ thống chứng chỉ, nhãn mác và đo lường, báo cáo tác động xã hội; Thị trường đầu tư xã hội

10 Công viên khoa học như là trung tâm của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: góc nhìn hệ thống và những hàm ý cho thành phố Hồ Chí Minh / Trần Thị Hồng Liên // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 55-62 .- 658

Một công viên khoa học, nơi diễn ra sự tương tác mạnh mẽ giữa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khác dưới sự bảo trợ của chính quyền trung ương và địa phương, hoàn toàn phù hợp với bản chất của một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế khởi nghiệp đang bùng nổ và trở thành mong ước của tất cả các quốc gia, việc thúc đẩy phát triển công viên khoa học là một hướng đi đúng đắn. Con đường phát triển công viên khoa học rất đa dạng và khác biệt giữa các quốc gia, những kinh nghiệm từ Amsterdam (Hà Lan) và Suzhou (tức Tô Châu, Trung Quốc) đem đến cho Thành phố Hồ Chí Minh nhiều gợi ý hành động, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp spin-off.