CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nợ công--Việt Nam
1 Thách thức đối với công tác quản lý nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay / Bùi Kim Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 618 .- Tr. 58 - 60 .- 658
Bài viết phân tích thực trạng nợ công ở Việt Nam, những thách thức đối với công tác quản lý nợ công trong giai đoạn hiện nay nhằm làm cơ sở đề xuất kiến nghị góp phần quản lý tốt nợ công ở Việt Nam.
2 Tác động của đại dịch covid-19 và vấn đề đặt ra cho nợ công ở Việt Nam / ThS. Ngô Thu Hoàng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 15 .- Tr. 30-34 .- 332.409597
Đại dịch covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu; Những vấn đề đặt ra cho nợ công ở Việt Nam trong thời gian tới; và Hàm ý chính sách
3 Nhân tố ảnh hưởng đến nợ công bền vững tại Việt Nam / Lê Thị Diệu Huyền, Nguyễn Diệu Linh // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 512 .- Tr. 03-12 .- 332.409597
Nghiên cứu về tính bền vững của nợ công, những nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, lạm phát và lãi suất các khoản vay có ảnh hưởng đến bền vững nợ công tại Việt Nam, từ đó, đề xuất kiến nghị nhằm tăng cường bền vững nợ công
4 Nợ công của Việt Nam : thực trạng, quản lý và giải pháp ổn định / Nguyễn Văn Tiền, Cao Thị Thuý // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 51-53 .- 650.01
Bài viết nêu thực trạng nợ công của Việt Nam, tình hình thực hiện quản lý nợ công trong những năm qua. Từ đó, đưa ra một số giải pháp ổn định và quản lý hiệu quả nợ công ở Việt Nam
5 Đánh giá tình hình nợ công Việt Nam và khuyến nghị chính sách / Lê Thị Diệu Huyền, Nguyễn Thị Cẩm Giang // Ngân hàng .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 2-7 .- 332.12
Phân tích đánh giá thực trạng nợ công và các chỉ tiêu an toàn nợ công tại Việt nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.
6 Đánh giá tình hình nợ công Việt Nam và khuyến nghị chính sách / Lê Thị Diệu Huyền, Nguyễn Thị Cẩm Giang // Ngân hàng .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 2-7 .- 332.1
Bài viết phân tích đánh giá thực trạng nợ công và các chỉ tiêu an toàn nợ công tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.
7 Phân tích nguyên nhân nợ công Việt Nam tăng cao / Nguyễn Thùy Anh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 286-290 .- 658
Với một nước đang phát triển, vay nợ là công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và khuyến khích sản xuất khi mức tích lũy của nền kinh tế còn thấp. Tuy nhiên, nếu nợ công tăng lên ở mức quá cao thì có thể tác động ngược tới nền kinh tế. Nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới. Mức nợ công của Việt Nam cao nhất trong các quốc gia trong khu vực và cùng trình độ phát triển. Đây là thực tế đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân ở đâu mà nợ công của Việt Nam luôn cao, bài viết sẽ tập trung phân tích về vấn đề này.
8 Tăng cường kiểm soát an toàn nợ công tại Việt Nam / Kiều Hữu Thiện // Ngân hàng .- 2018 .- Số 18 .- Tr. 2-7 .- 332.4
Phân tích thực trạng nợ cộng của VN hiện nay; qua đó cho thấy những thách thức mà nền kinh tế có thể sẽ phải đối mặt, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm kiểm soát chặt chẽ nợ công trong tương lại.
9 Giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam hiện nay / Trần Trung Hải // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 520 tháng 07 .- Tr. 16-18 .- 330
Triình bày tác tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam và giải pháp phòng ngừa.
10 Nợ công Việt Nam có thực sự đang ở mức an toàn? / Nguyễn Thị Lan // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 244 tháng 10 .- Tr. 2-12 .- 332.4
Bài nghiên cứu này dựa trên mô hình Cây nhị phân của Manasse và Roubini (2005) và khung nợ bền vững (DSF) của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2012) để đánh giá tính an toàn, bền vững của nợ công Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính an toàn của nợ công Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong ngắn hạn, Việt Nam khó xảy ra khủng hoảng nợ công do các chỉ số phân tích đều thỏa mãn điều kiện an toàn nợ công của mô hình Cây nhị phân. Tuy nhiên, đánh giá các mức nợ công này theo DSF của IMF và WB (2012) thì nợ công Việt Nam hiện nay có độ rủi ro cao, thiếu bền vững khi có đến 2 chỉ số vượt ngưỡng cảnh báo của DSF (2012).