CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng--Nhà nước
1 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Nguyễn Văn Chiến, Phạm Thị Minh Thuỳ // Ngân hàng .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 23-28 .- 658
Nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, qua phương pháp phân tích mô-men tổng quát hệ thống (System GMM) nhằm xử lý nội sinh trong mô hình ước lượng. Kết quả nghiên cứu khẳng định, hiệu quả kinh doanh trong quá khứ, sự thay đổi về mặt công nghệ, niêm yết cổ phiếu, cấu trúc vốn thiên về vốn chủ sở hữu có tác động tích cực lên hiệu quả tài chính của ngân hàng; trong khi nợ xấu, sở hữu của nhà nước có tác động tiêu cực lên hiệu quả tài chính
2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước / Nguyễn Vân Anh và nhóm nghiên cứu // Ngân hàng .- 2020 .- Số 20 .- Tr. 18-24 .- 332.12
Đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ lưu ký giấy tờ có giá trị tại NHNN, cụ thể là tiếp nhận yêu cầu lưu ký giấy tờ có giá từ thành viên quan mạng dưới hình thức chứng từ điện tử, hướng tới tin học hóa toàn bộ quy trình thực hiện các nghiệp vụ lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN.
3 Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong duy trì ổn định Ngân hàng tại Việt Nam / Nguyễn Thị Như Quỳnh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 548 .- Tr. 10-15,23 .- 332.12
Phân tích về vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với ổn định ngân hàng ở Việt Nam trên thực trạng về điều hành, bài viết có những đánh giá và một số đề xuất để nâng cao vai trò của NHNN trong việc duy trì ổn định ngân hàng gồm 1. tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng; 2. tiếp tục quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ffoois với các NHTM; 3. một số đề xuất trong việc thực hiện chính sách giám sát an toàn vĩ mô để giảm thiểu rủi ro hệ thống; 4. sụ kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan bộ ngành để duy trì ổn định ngân hàng nhà nước.
4 Xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá tính tổn thương và rủi ro khủng hoảng tài chính tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Nguyễn Vĩnh Hưng, Phan Minh Anh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 20-26 .- 332.12
Tổng quan về hệ thống đánh giá tính tổn thương và rủi ro khủng hoảng; phương pháp xây dựng hệ thống đánh giá tính tổn thương và rủi ro khủng hoảng; thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá tính tổn thương và rủi ro khủng hoảng tại Ngân hàng Nhà nước; Đề xuất xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá tính tổn thương và rủi ro khủng hoảng tại Ngân hàng Nhà nước.
5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thị Xuân Mai // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 376-381 .- 658
Nghiên cứu được thực hiện để nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, như: sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu hội đồng quản trị, sở hữu tư nhân (Private) để tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty, bằng cách thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2009 -2015. Thông qua kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra một vài kiến nghị để góp phần xác định cấu trúc sở hữu nào là tối ưu cho từng nhóm ngành, từ đó ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô đến việc khuyến khích hay hạn chế các chủ thể khác nhau tham gia vốn đầu tư; Và cuối cùng là xác định mức cấu trúc sở hữu hiện tại ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó thay đổi cấu trúc như thế nào để gia tăng hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
6 Khung khổ điều hành chính sách của NHNN từ 2012 đến nay : một số đánh giá và khuyến nghị / Vũ Mai Chi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 16(529) .- Tr. 14-21 .- 332.4
Nhìn tổng thể, điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong giai đoạn 2012 đến nay đã có những đổi mới căn bản về xây dựng chiến lược, thiết lập hệ thống mục tiêu rõ ràng hơn và đa dạng hoá các công cụ CSTT, qua đó đạt được thành công to lớn trong việc kiểm soát lạm phát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện tính chủ động, linh hoạt trong điều hành, phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.
7 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Nguyễn Tuấn Anh và nhóm nghiên cứu // Ngân hàng .- 2019 .- Số 6 tháng 3 .- Tr. 11-13 .- 332.12
Một số đặc điểm của cơ chế tài chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Một số bất cập của cơ chế tài chính của ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8 Hoàn thiện mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp / Nguyễn Tuấn Anh và nhóm nghiên cứu // Ngân hàng .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 8-10 .- 332.12
Trình bày mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.
9 Một số khó khăn về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giải pháp / Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thị Minh Ngân, Nguyễn Ngọc Duy // Ngân hàng .- 2018 .- Số 23 tháng 12 .- Tr. 10-13 .- 332.12
Đề cập đến một số khó khăn, vướng mắc về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước; từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
10 Tính độc lập của ngân hàng nhà nước Việt Nam khi thực hiện chức năng ngân hàng Trung ương / Viên Thế Giang // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 16 – 27 .- 340
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá mức độ độc lập của ngân hàng trung ương, bài viết chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về bảo đảm tính độc lập của Ngân hàng nhà nước khi thực hiện chức năng ngân hàng trung ương như: Ngân hanhg trung ương trực thuộc Chính phủ nên khó có thể bảo vệ được các mục tiêu của chính sách tiền tệ; Các quyết sách của ngân hàng trung ương lệ thuộc vào các chính sách của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam; thiếu các thẩm quyền cần thiết để lãnh đạo, điều hành việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương. Điều này đặt ra đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng nhà nước theo hướng Ngân hàng nhà nước chỉ nên thực hiện duy nhất chức năng ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.