CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Nền đất yếu
21 Phân tích biến dạng và ổn định đất nền xung quanh khi thi công hố đào sâu ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh / Võ Nguyễn Phú Huân, Nguyễn Minh Tâm, Trương Thái Ngọc // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 245-249 .- 624
Quá trình thi công hạng mục đào đất tầng hầm, để chống sạt lở xung quanh công trình, người ta thường thi công tường trong đất (cọc barrette), là tường bê tông cốt thép với độ dày và chiều sâu theo yêu cầu sử dụng. Do hạ mực nước ngầm trong việc đào sâu, nên nền đất xung quanh bị biến dạng. Việc xây dựng này có ảnh hưởng rất nhiều đến các công trình xung quanh, làm cho công trình hiện hữu bị nghiêng, gãy đổ nên bị lún sụt. Bài báo này nhằm phân tích sự ảnh hưởng của việc thi công công trình hố đào lên biến dạng và ổn định nền đất tại Quận 5, Tp. HCM.
22 Mối quan hệ giữa sự biến thiên độ ẩm với sự biến đổi các đặc trưng kháng cắt và khối lượng thể tích của đất phong hóa / Nguyễn Công Giang // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 111-114 .- 624
Với mục đích làm cơ sở xây dựng quy tắc đánh giá độ tin cậy về ổn định tường chắn dưới áp lực chủ động của khối đất. Trên cơ sở quan điểm cơ lý hóa của hệ phân tán tự nhiên và lý thuyết xác suất thống kê. Bài báo trình bày bản chất cơ lý hóa và tính ngẫu nhiên của các mối quan hệ của độ ẩm với các chỉ tiêu kháng cắt và khối lượng thể tích của đất phong hóa, đồng thời giới thiệu nguyên tắc phương pháp và ví dụ minh họa về xác lập các mối quan hệ đó bằng kết quả thí nghiệm, trong đó thí nghiệm xác định chỉ tiêu khối lượng thể tích và kháng cắt được tiến hành ở các độ ẩm giới hạn.
23 Diện phân bố và đặc tính nén lún của đất yếu hệ tầng Thái Bình khu vực TP. Hà Nội dựa trên kết quả thí nghiệm nén cố kết với tốc độ biến dạng không đổi (CRS) / ThS. Trần Thị Thu Hiền, TS. Phí Hồng Thịnh // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 80-84 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu diện phân bố và đặc tính nén lún của đất yếu hệ tầng Thái Bình khu vực TP. Hà Nội dựa trên kết quả thí nghiệm nén cố kết gia tải từng cấp (IL) và tốc độ biến dạng không đổi (CRS).
24 Ứng dụng Geocrete trong xây dựng nền đường đắp trên đất yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh / PGS. TS. Lê Quang Hanh, ThS. Lê Thanh Liêm // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 44-48 .- 624
Giới thiệu công nghệ thi công ứng dụng chất phụ gia Geocrete cho nền đường đắp qua khu vực đất yếu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh. Ứng dụng này nhằm mang lại hiệu quả về mặt kỹ thuật như nâng cao khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định nền đường đắp tăng tuổi thọ công trình và kinh tế như giảm giá thành xây dựng, rút ngắn tiến độ thi công, đặc biệt có thể tận dụng tối đa nguồn vật liệu đất nền ngay tại hiện trường.
25 Công nghệ mới neo mở rộng bầu (hotdog) cho hố đào sâu / TS. Nguyễn Châu Lân // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 93-96 .- 624
Khi thiết kế hố đào sâu thường dùng biện pháp neo trong đất để ổn định thành hố đào. Bài báo trình bày một công nghệ mới về neo mở rộng bầu (neo hotdog) áp dụng cho địa chất yếu tại TP. Hồ Chí Minh. Phần mềm Plaxis được dùng để tính toán hố đào sử dụng neo hotdog. Kết quả tính toán và thí nghiệm thử sức chịu tải của neo hotdog cho thấy loại neo này có thể áp dụng tốt cho các hồ đào sâu, cho địa chất yếu.
26 Dự đoán sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng của bài toán bấc thấm (bài toán 1D) / Nguyễn Trọng Nghĩa // .- 2018 .- Số 61 (4) .- Tr. 21-32 .- 624
Khắc phục yếu điểm của phương pháp giải tích bằng cách kết hợp biến đổi Laplace cho bấc thấm 1 phần trong đất để có thể giải được bài toán gia tải theo thời gian.
27 Nghiên cứu sự giảm áp lực đất đắp tác dụng lên nền đất yếu được gia cố bởi các giếng cát / TS. Phạm Đức Tiệp, ThS. Cao Văn Hòa, KS. Trần Văn Cương // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 63-69 .- 624
Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chuẩn hiện hành và thu thập số liệu thực tế thi công một số công trình nhóm tác giả đã xác định được phạm vi thay đổi của các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu giếng cát. Ngoài ra nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp số để mô hình hóa sự làm việc của nền đường đắp trên đất yếu được gia cố bởi các giếng cát để thấy rõ hơn phân bố ứng suất trong giếng cát và trong nền đất yếu, từ đó khẳng định tính hiệu quả của giếng cát không chỉ rút ngắn thời gian cố kết mà còn tham gia và phân bố tải theo chiều sâu.
28 Nghiên cứu đánh giá các phương án thiết kế lưới quan trắc lún tuyến đường giao thông xây dựng trên nền đất yếu / PGS. TS. Trần Đắc Sử, ThS. Trần Thị Thảo // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 13-17 .- 624
Đánh giá các phương án thiết kế lưới quan trắc lún hợp lý góp phần nâng cao chất lượng của các tuyến đường giao thông xây dựng.
29 Phân tích độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến lún mặt đất do đào hầm bằng khiên đào trong đất yếu / Phùng Đại Bình, Trần Quý Đức, Thân Văn Văn // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 35-38 .- 624
Phân tích độ nhạy của các yếu tố chính ảnh hưởng đến lún mặt đất do đào đường hầm bằng khiên đào trong đất yếu như các yếu tố hình học của đường hầm: đường kính đường hầm, độ sâu đặt đường hầm; yếu tố đất nền: lực dính, góc ma sát trong và mô đun biến dạng. Kết quả việc phân tích độ nhạy chỉ ra rằng các tham số quan trọng nhất lần lượt là: chiều sâu đặt đường hầm, đường kính đường hầm, lực dính của đất, góc ma sát trong của đất và mô đun biến dạng.
30 Nghiên cứu ảnh hưởng ma sát âm theo thời gian đến sức chịu tải của cọc đơn trên nền đất yếu tỉnh An Giang / Nguyễn Minh Đức, Chung Tất Niên // Xây dựng .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 119-123 .- 624
Phân tích tính toán cường độ ma sát âm trong cọc đơn và ảnh hưởng của nó theo thời gian cố kết đất nền. Đề xuất quy trình tính toán đường trung hòa, cường độ ma sát âm và độ lún đầu cọc. Cường độ ma sát âm giảm xuống khi gia tăng tải trọng thiết kế đầu cọc và độ cố kết của đất nền đến thời điểm kết thúc xây dựng. Do ảnh hưởng của ma sát âm, với 35% sức chịu tải cực hạn, lực nén lớn nhất có thể gấp từ 1.6 đến 2.2 lần lực nén đầu cọc với tỷ lệ huy động sức chống mũi đạt gần 100% gây nguy hiểm cho sức chịu tải cọc.