CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Châu Á--Thái Bình Dương
1 Liên kết tiểu đa phương ở Châu Á – Thái Bình Dương và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Ngọc // .- 2024 .- Quý 4 (135) .- Tr. 151-172 .- 327
Phân tích liên kết tiểu đa phương từ góc độ lý thuyết và khảo sát thực tiễn các cơ chế tiểu đa phương tại châu Á – Thái Bình Dương. Bài viết đề xuất một số điểm cần có trong cách tiếp cận của Việt Nam đối với hợp tác tiểu đa phương nhằm thực hóa các mục tiêu của đất nước.
2 Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương / Nguyễn Thị Phương Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 73-75 .- 327
Thực trạng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; những triển vọng và thách thức đối với sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
3 Ngoại giao công chúng Mỹ trong chính sách tái cân bằng tại Châu Á – Thái Bình Dương dưới thời Obama / Trần Thị Thu // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- Số 8(281) .- Tr. 32-44 .- 327
Phân tích, làm rõ các hoạt động ngoại giao công chúng của chính quyền Obama đối với khu vực, nơi Mỹ có những lợi ích kinh tế và chiến lược sâu rộng.
4 Cạnh tranh nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trên các phương diện quốc phòng, an ninh và tác động đối với khu vực / Bùi Nam Khánh, Trần Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 12(97) .- Tr. 36-44 .- 327
Tập trung phân tích quá trình cạnh tranh nước lớn tại châu Á – Thái Bình Dương trên phương diện quốc phòng, an ninh và đánh giá tác động đối với khu vực này.
5 Tập hợp lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của đại dịch covid-19: Thực trạng và một số dự báo cho Việt Nam / Lê Hải Bình, Chu Minh Thảo, Hoàng Oanh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 7-36 .- 327
Tập trung phân tích và dự báo một số tác động của đại dịch đối với các tập hợp lực lượng cơ bản tại khu vực và lập luận rằng: Đại dịch đã buộc Mỹ và Trung Quốc phải có các bước điều chỉnh trong chính sách tập hợp lực lượng, góp phần làm gia tăng cạnh tranh giữa các tập hợp lực lượng do hai nước này dẫn dắt, trong khi đó tập hợp lực lượng của các nước vừa và nhỏ như Asean đang có cơ hội để phát huy vai trò lớn hơn. Đồng thời, nhóm tác giả cho rằng tập hợp lực lượng dựa trên các vấn đề, lĩnh vực sẽ được thúc đẩy hơn nữa.
6 Quan điểm của Nga đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do của Mỹ / Nilov Roman // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 5(236) .- Tr. 3-12 .- 327
Phân tích một số quan điểm của Nga đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do của Mỹ. Liên bang Nga coi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là hướng quan trọng chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình và bảo vệ nguyên tắc an ninh bình đẳng và không thể chia cắt trên quy mô khu vực.
7 Điều chỉnh chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump / Đặng Trí Dũng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 4 (155 ) .- Tr. 95 – 118 .- 327
Phân tích những nhân tố điều chỉnh chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Trump, những điều chỉnh trong chiến lược của chính quyền Trump, những tác động đến khu vực và Việt Nam và một số vấn đề rút ra với Việt Nam.
8 Tình trạng “bất an chiến lược” ở châu Á – Thái Bình Dương: Nguyên nhân và giải pháp / Tô Anh Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (114) .- Tr. 163-184 .- 327
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng “bất an chiến lược”, từ đó khuyến nghị một số biện pháp làm giảm tác động của tình trạng này.
9 Một số quan điểm của học giả quốc tế về tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương / // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 3 (110) .- Tr. 188-194 .- 327
Thời gian gần đây, Học viện Ngoại giao đã tổ chức một số cuộc trao đổi về tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với một số học giả quốc tế đến từ Mỹ, Đức, ÔxTrâylia, Trung Quốc, và một số nước ASEAN,…Tại các cuộc trao đổi, các học giả đã chia sẻ nhiều quan điểm cá nhân về các vấn đề nổi bật khu vực hiện nay. Bài viết này chia sẻ tóm lược một số nội dung đáng chú ý trong các buổi trao đổi.