CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỷ luật lao động
1 Xử lý kỷ luật lao động: phương thức quản trị nhân sự của người sử dụng lao động / Bùi Thái Hà // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 45 - 47 .- 340
Trong số các công cụ quản lý lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động là công cụ phản ánh rõ nét nhất bản chất vốn có trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Một mặt, xử lý kỷ luật lao động là công cụ giúp người sử dụng lao động giữ kỷ cương tại nơi làm việc và phục vụ tôn chỉ của doanh nghiệp. Mặt khác, biện pháp này đòi hỏi phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép, đảm bảo thiết lập những cơ chế bảo vệ người lao động trước khả năng lạm dụng ưu thế của người sử dụng lao động trong mối quan hệ này. Bộ Luật Lao động 2019 đã ghi nhận một số điều chỉnh so với quy định trước đây, tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, các quy định hiện hành cho thấy một số thực tế còn tồn tại, yêu cầu được hoàn thiện trong tương lai.
2 Hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức / Cao Vũ Minh, Vũ Văn Huân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 42 - 49 .- 340
Thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật công vụ. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung phân tích những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và đề xuất hướng hoàn thiện.
3 Thời hạn, thời hiệu trong chế định kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam / Lương Minh Sơn // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 7(128) .- Tr. 37 – 50 .- 340
Thời hạn và thời hiệu kỷ luật lao động (KLLĐ) là những quy định quan trọng của pháp luật lao động Việt Nam nhằm xây dựng mối quan hệ lao động (QHLĐ) hài hoà, ổn định. Bởi lẻ, một mặt, thời hạn và thời hiệu KLLĐ giúp người sử dụng lao động (NSDLĐ) thực hiện quyền quản lý la động, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh kịp thời, chính xác. Mặc khác, thời hạn và thời hiệu KLLĐ giúp điều chỉnh hành vi của người lao động (NLĐ) cho đúng chuẩn mực, đồng thời đó cũng là biện pháp hạn chế lạm dụng của NSDLĐ trong việc áp dụng tránh nhiệm KLLĐ.
4 Một số vướng mắc bất cập về kỳ luật sa thải người lao động / Nguyễn Thị Phương Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 506 tháng 11 .- Tr. 76-77,46 .- 343.73
Tập trung làm rõ những hạn chế trong quy định pháp luật về căn cứ sa thải và trình tự xử lý sa thải từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động về vấn đề này.