CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Liên minh Châu Âu

  • Duyệt theo:
1 Khung pháp lí về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có liên minh Châu Âu – giá trị tham khảo cho Asean và Việt Nam / Nguyễn Văn Vương // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 37 – 53 .- 340

Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có luôn giữ vị trí và vai trò trọng trong pháp luật của mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới. Bên cạnh các điều ước quốc tế, còn có các văn bản pháp lí khu vực quy định việc hợp tác thu hồi tài sản do phạm tội mà có giữa các quốc gia trong cùng khu vực địa lí. Bài viết phân tích, làm rõ các khía cạnh pháp lí của hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có ở khu vực Liên minh châu Âu (EU) để chọn lọc và tiếp thu kinh nghiệm, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp lí về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có của khu vực ASEAN mà Việt Nam là thành viên.

2 Lợi ích những điều chỉnh chiến lược của EU đối với biển Đông trong bối cảnh quốc tế mới / Nguyễn An Hà, Nguyễn Thị Ngọc Diệp // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 17-29 .- 327

Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, là hành lang hàng hải quốc tế nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và có nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng như dầu khí, đất hiếm. Bài viết này làm rõ lợi ích và những điều chỉnh chiến lược của EU và một số thành viên chủ chốt tại Biển Đông hiện nay.

3 Quan hệ văn hóa, giáo dục Liên Minh Châu Âu – Việt Nam trong bối cảnh thực thi “chiến lược kết nối của Liên minh Châu Âu” / Bùi Hồng Hạnh // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 117-129 .- 327

Nghiên cứu và tập trung xem xét quan hệ văn hóa, giáo dục EU – Việt Nam, trong đó EU được coi là một chủ thể thống nhất, quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên EU được coi như một kênh hợp tác bổ trợ và thúc đẩy quan hệ EU – Việt Nam nói chung.

4 Hài hoà hoá pháp luật Liên minh châu Âu về tội phạm công nghệ cao và một số liên hệ với ASEAN / Bùi Thị Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 86 – 102 .- 340

Tội phạm công nghệ cao ngày càng trở nên khó kiểm soát và các phương thức phạm tội cũng tinh vi hơn so với các loại tội phạm xuyên quốc gia khác. Trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU), mối đe dọa của tội phạm công nghệ cao đối với an ninh mạng khu vực cũng là một thách thức lớn được đặt ra trong kỉ nguyên số hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh EU đặt những ưu tiên trong đấu tranh với tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức giai đoạn 2022 - 2025. Hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao vừa là chiến lược và cũng là biện pháp được triển khai để đối phó với tội phạm công nghệ cao với những thành công ban đầu. Bài viết phân tích thực trạng hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao, chỉ ra những cơ hội mà EU sẽ tận dụng cũng như đối phó với các thách thức để thúc đẩy hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao trong thời gian tới; liên hệ với hài hoà hoá pháp luật về tội phạm công nghệ cao trong ASEAN để làm rõ hơn những kết quả hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao.

5 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường liên minh châu Âu / Lê Thị Hải Anh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 94 - 96 .- 332

Bài viết đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tới thị trường này, qua đó xuất một số giải pháp hướng đến nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê trong thời gian tới.

6 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang liên minh Châu Âu / Thân Văn Thanh // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 151-154 .- 332

Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đang xuất khẩu ra 185 nước trên thế giới. Trong đó, với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD, Liên minh châu Âu được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam. Bài viết phản ánh tình hình, khó khănthách thức của hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam đến thị trường này, từ đó đề xuất một giải pháp cho thời gian tới.

7 Hoà giải thương mại tại Liên minh Châu Âu: quy định pháp luật, thực trạng phát triển và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hà // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 109-121 .- 341.752

Hoà giải thương mại tại Liên minh châu Âu đã được phát triển trên cơ sở những quy định do Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên ban hành. Quá trình phát triển này có thể mang lại cho Việt Nam những bài học bổ ích nhằm hoàn thiện khung pháp luật về hoà giải thương mại và thúc đẩy sử dụng hoà giải thương mại. Bài viết làm rõ nội dung những quy định pháp luật về hoà giải nói ung và hoà thương mại nói riêng tại Liên minh châu Âu cũng như tại các quốc gia thành viên, phân tích thực trạng phát triển của hoà giải trong khu vực, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

8 Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của liên minh Châu Âu và khả năng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam / Trần Vũ Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 74 - 76 .- 330

Tác giả thảo luận chính sách thuế carbon của Liên minh châu Âu để có thể thúc đẩy Chính phủ Việt Nam áp dụng nghiêm ngặt chính sách môi trường đối với các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện cắt giảm phát thải carbon trước khi nhiều thị trường khác cũng theo đuổi chính sách tương tự như Liên minh châu Âu.

9 Bảo vệ bản quyền đối với tác phẩm do công nghệ trí tuệ nhân tạo ra theo pháp luật Liên minh Châu Âu / Lê Thị Minh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 3(270) .- Tr. 33-43 .- 340

Bài viết xem xét tình hình pháp luật bản quyền EU hiện hành đối với các tác phẩm do AI tạo ra. Bài viết kết luận pháp luật EU điều chỉnh vấn đề bản quyền đối với các tác phẩm này dựa trên mức độ đóng góp của con người vào quá trình tạo ra tác phẩm.

10 Chủ nghĩa khu vực “mới” với tư cách là chiến lược cho Liên minh Châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng / Roman Bugrov // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 2(269) .- Tr. 3-13 .- 327

Phân tích chiến lược phát triển khả thi cho Liên minh Châu Âu (EU) với tư cách là một chủ thể dẫn dắt thể chế chính của các quá trình liên kết ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Chính sách mở rộng năng động, vốn là đặc trưng của EU trong những thập kỷ gần đây, đang vấp phải sự phản đối cả ở bên ngoài và cả ở chính trong EU.