CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dân tộc thiểu số
1 Mỗi xã một sản phẩm”: giải pháp hiệu quả góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An / Hồ Thị Hiền, Trần Thị Thanh Hường, Nguyễn Thị Thanh Tú // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 28 – 30 .- 658
Tỉnh Nghệ An đang cùng triển khai thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia là Xây dựng nông thôn mới, Xóa đói giảm nghèo bên vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền th núi. Tính đến hết năm 2023, các chương trình này đã bước đầu tạo nên những kết quả tích cực,đã có nhiều th dự án và mô hình kinh tế được triển khai. Bài viết sẽ đánh giá về mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” cũng như cũ kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương để từ đó đưa ra những kinh nghiệm áp dụng cho Nghệ An nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
2 Tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính phục vụ sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số / Nguyễn Thanh Huyền // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 166-169 .- 332
Vốn tín dụng là một phần của vốn tài chính, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sinh kế, hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết phân tích một số nguồn vốn tín dụng chính thức (cung cấp bởi các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép hoạt động) là nguồn vốn phổ biến mà người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận, có tác động tích cực tới việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi việc làm, từ đó đảm bảo sinh kế ổn định và nâng cao đời sống. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của dòng vốn này, bài viết đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất.
3 Sự hài lòng của đồng bào dân tộc thiểu số với chất lượng dịch vụ của trung tâm dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận / Hồ Thị Kim Lệ, Võ Khắc Trường Thanh, Đinh Hoàng Anh Tuấn // .- 2023 .- Số 8(807) .- Tr. 113-115 .- 332
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đồng bào dân tộc thiểu số với chất lượng dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 biến: Thái độ phục vụ; Năng lực phục vụ; Quy trình thủ tục; Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến sự hài lòng của đồng bào dân tộc thiểu số với chất lượng dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý quản trị giúp lãnh đạo Trung tâm có những biện pháp làm tăng sự hài lòng của đồng bào thiểu số trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.
4 Bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của pháp luật hướng tới hiệu quả thực hiện quyền tiếp cận đất của các cộng đồng dân tộc thiểu số / Lê Hồng Hạnh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 3 (151) .- Tr. 1 – 11 .- 340
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sinh hoạt của công đồng dân tộc thiểu số là những bất cập trong pháp luật và thi hành pháp luật đất đai. Bài viết phân tích tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật đất đai nhìn từ yêu cầu phát triển dân tộc thiểu số và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số.
5 Khai thác giá trị văn hóa Chăm vào phát triển du lịch / // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 52-53 .- 910
An Giang là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Chăm. Cuộc sống sinh hoạt tập tục, truyền thống canh tác, lễ hội, kiến trúc, ẩm thực, văn hóa, âm nhạc, … của người Chăm nơi đây được giữ gìn nguyên vẹn, có thể khai thác vào hoạt động du lịch và trở thành những điểm nhấn quan trọng cho các tour duc lịch văn hóa ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.