CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn học đại chúng
1 Văn học đại chúng vài ý kiến về việc đưa ra một định nghĩa / Ray B. Browne // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 4(614) .- Tr. 61-68 .- 800.01
Trình bày một vài ý kiến và đưa ra một định nghĩa về văn hóa đại chúng. “Văn hóa đại chúng” (popular culture) là một thuật ngữ mơ hồ mà những đường biên bị mờ nhòe đến mức không rõ ràng. Giới nghiên cứu văn hóa đại chúng thường viện dẫn các quan điểm của ông để bảo vệ tính chính danh và hợp thức của lĩnh vực nghiên cứu này.
2 Sáng tác của Banana Yoshimoto từ góc nhìn văn học đại chúng / Nguyễn Thị Mai Liên, Đỗ Phương Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 2(252) .- Tr. 69-78 .- 800.01
Phân tích và tìm ra những đặc điểm của dòng văn học đại chúng cũng như những nổ lực tiếp cận văn học tinh hoa/ thuần túy của Banana Yoshimoto thể hiện trong ba sáng tác là Kitchen, Tsugumi và N.P, từ đó đi đến nhận định Banana Yoshimoto là tác giả tiêu biểu cho “văn học Trung gian” một dòng văn học xuất hiện và phát triển ở Nhật Bản đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
3 Văn học đại chúng Nhật Bản : sự ra đời, đặc trưng và vị trí của tiểu thuyết thời đại / Đỗ Thị Mai // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 10(248) .- Tr. 69-78 .- 800.01
Giới thiệu về sự ra đời, một số đặc trưng của văn học đại chúng Nhật Bản, bên cạnh đó là phân tích về vị trí của “tiểu thuyết thời đại”, một nhóm các tác phẩm văn học tiêu biểu thuộc dạng văn học đại chúng Nhật Bản giai đoạn 1920-1945.
4 Hiện tượng dung hợp văn học đại chúng – thuần túy/ tinh hoa : đối chiếu Hạ đỏ của Nguyễn Nhật Ánh, Tugumi của Y. Banana từ góc nhìn mạn họa thiếu nữ Nhật Bản / Nguyễn Thị Mai Liên // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 13-20 .- 800.01
Bài viết so sánh những net tương đồng giữa hai tác phẩm từ góc nhìn hội họa manga shoujo để lí giải khả năng phổ biến rộng rãi trong độc giả đại chúng. Từ đó, bài viết đi đến khẳng định, dung hợp văn học đại chúng và thuần túy/ tinh hoa là một nguyên nhân quan trọng tạo nên sức hấp dẫn rộng rãi, sức sống lâu bền của những nhà văn lớn đã xác lập được vị thế của mình trên bản đồ văn học khu vực và thế giới.
5 Internet và văn học đại chúng – Từ giải trung tâm đến giải nhị phân viết/nói (Trường hợp Có một phố vừa đi qua phố của Đinh Vũ Hoàng Nguyên) / Trần Văn Toàn // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 7 .- Tr. 74- 82 .- 800
Tập trung lí giải nguyên nhân khiến cho Có một phố vừa đi qua phố có được độc giả của mình cũng như vị trí của tác phẩm này đồng thời đưa ra những thảo luận xung quanh những đặc điểm của văn học đại chúng nói chung trong đời sống văn học đương đại với sự hiện diện của Internet.