CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đánh giá năng lực
1 Nghiên cứu nhận thức của thí sinh về thi đánh giá năng lực nói tiếng Anh trên máy tính theo định dạng đề thi Vstep.2 / Nguyễn Hồ Hoàng Thủy // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 50-58 .- 400
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của thí sinh về thi đánh giá năng lực nói tiếng Anh trên máy tính theo định dạng đề thi VSTEP.2. Để đáp ứng yêu cầu hiện nay đang cần có sự đánh giá về nhận thức và phản hồi của thí sinh về các hình thức tổ chức thi trong bối cảnh khảo thí năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam ngày càng được chú trọng và đổi mới.
2 Nghiên cứu tác động của áp lực tâm lí về bài thi đánh giá năng lục tiếng Anh Vstep bậc 3-5 đối với sinh viên chuyên ngữ / Nguyễn Hồ Hoàng Thủy // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 23-31 .- 420
Trong tình hình các nghiên cứu về FLTA còn khá hạn chế ở Việt Nam và sinh viên đang gặp không ít áp lực về việc cần đạt bậc 5 ở bài thi Vstep kể từ khi định dạng bài thi này được áp dụng từ năm 2015. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của áp lực tâm lí về bài thi Vstep đối với sinh viên chuyên ngữ nhằm hướng đến các giải pháp hỗ trợ sinh viên về sau.
3 Giải pháp hoàn thiện đánh giá năng lực với nhà quản trị cấp trung trong lĩnh vực khách sạn / Đỗ Vũ Phương Anh // .- 2019 .- Số 125 .- Tr. 33-39 .- 658
Phân tích thực trạng hệ thống đánh giá năng lực với nhà quản trị cấp trung trong lĩnh vực khách sạn để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống đánh giá năng lực với nhà quản trị cấp trung trong lĩnh vực khách sạn ở Việt Nam.
4 Ứng dụng mô hình ra quyết định trong đánh giá năng lực giảng viên / Lưu Quốc Đạt, Đỗ Anh Đức, Cảnh Chí Dũng, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Thái Thị Huyền // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 266 .- Tr. 85-92 .- 658
Đánh giá năng lực giảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học. Để đánh giá năng lực giảng viên cần sử dụng nhiều tiêu chuẩn đánh giá trong môi trường thông tin mơ hồ. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này phát triển phương pháp điểm lý tưởng động sử dụng kết hợp với tập “neutrosophic khoảng” để đánh giá năng lực giảng viên theo trình tự thời gian. Điểm mới của nghiên cứu này là phương pháp điểm hàm số, hàm chính xác và hàm chắc chắn được áp dụng để đánh giá và xếp hạng năng lực giảng viên. Phương pháp đề xuất được được ứng dụng trong đánh giá năng lực giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá và hội đồng ra quyết định. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đề xuất là khả thi khi áp dụng trên thực tế và là một sự mở rộng của các phương pháp trước đó.
5 Đánh giá năng lực giảng viên kế toán để thực hiện đào tạo theo IFRS trong các trường đại học ở Việt Nam / Nguyễn La Soa, Trương Thanh Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 245 tháng 11 .- Tr. 96-104 .- 658.3
Đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy kế toán theo IFRS, so sánh với năng lực thực tế của giảng viên hiện nay dựa trên kết quả khảo sát 214 giảng viên đang thực hiện giảng dạy môn kế toán ở các trường đại học Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giảng viên đáp ứng khá tốt về ý thức rèn luyện, trách nhiệm với công việc, kỹ năng sư phạm và kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng với các năng lực rất quan trọng trong yêu cầu giảng dạy theo IFRS như: Ý thức sáng tạo, kỹ năng phán xét, kiến thức liên ngành, kiến thức ngoại ngữ thì chưa thực sự tốt, đồng thời mức đáp ứng có sự khác nhau tương đối giữa các nhóm giảng viên. Từ kết quả, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực giảng viên, đáp ứng yêu cầu giảng dạy kế toán theo IFRS.