CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế phi chính thức

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng chính sách đối với khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Nga // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 25-27 .- 330

Khu vực kinh tế phi chính thức (KVKTPCT) đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, KVKTPCT là sinh kế của nhiều thế hệ người dân, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh, khu vực này còn là vùng đệm khi người lao động bị mất việc làm. Bài viết nghiên cứu mức độ tiếp cận chính sách nhìn từ phía cá nhân kinh doanh dựa trên kết quả khảo sát ngẫu nhiên 286 cá nhân sản xuất kinh doanh ở các địa bàn khác nhau do tác giả thực hiện từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024. Kết quả này cung cấp một góc nhìn từ phía đối tượng hưởng thụ chính sách, từ đó có thể rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách đối với khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay.

2 Khuyến nghị chính sách “chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam / Hoàng Thị Thu Huyền // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 35 - 46 .- 658

Dựa trên cơ sở dữ liệu tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục thống kê và khảo sát thực địa năm 2022, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng “chính thức hóa” hộ kinh doanh, tập trung vào khía cạnh chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh). Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra 18 khuyến nghị chính sách “chính thức hóa” hộ kinh doanh, trong đó đáng lưu ý các khuyến nghị dựa trên: tiếp cận chính sách hướng vào lợi ích kinh tế và nhu cầu chuyển đổi thực sự của hộ kinh doanh; tiếp cận kinh tế học hành vi để nâng cao tính chính thức đối với hộ kinh doanh, quản lý hộ kinh doanh quy mô lớn tiệm cận sát hơn nữa với doanh nghiệp để hành vi lựa chọn chuyển đổi lên doanh nghiệp diễn ra một cách “tự nhiên”.

3 Quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức tại Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay / Phạm Vũ Thanh Hà // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 11-16 .- 658

Bài viết tập trung trình bày tổng quan về khu vực kinh tế phi chính thức, phân biệt hoạt động kinh tế phi chính thức với hoạt động kinh tế chưa quan sát được; từ đó làm rõ thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức tại Việt Nam và đưa ra mốt số khuyến nghị về chính sách quản lý thuế đối với khu vực này trong điều kiện chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.

4 Những thay đổi trong chính sách đối với khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thanh Nga // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 37 - 39 .- 330

Bài viết xem xét những thay đổi về quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức tương ứng với mỗi giai đoạn ban hành chính sách, từ đó có cách nhìn bao quát hơn những mặt đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách đối với khu vực này.

5 Quản lý khu vực kinh tế phi chính thức ở một số quốc gia đang phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 590 .- Tr. 84 - 86 .- 330

Bài viết nghiên cứu lựa chọn một số quốc gia có đặc điểm kinh tế tương đồng với Việt Nam, nghiên cứu những chính sách và biện pháp để quản lý khu vực kinh tế phi chính thức từ đó rút ra bà học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6 Khu vực kinh tế chưa được quan sát, kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức / Nguyễn Đặng Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 20(581) .- Tr. 34-39 .- 330

Tổng hợp các quan điểm hiện nay về khu vực kinh tế chưa được quan sát, cũng như 5 bộ phận của khu vực kinh tế này. Đồng thời, xác định rõ các nguyên nhân và hậu quả khi khu vực kinh tế chưa được quan sát không được kiểm soát tốt. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm kiemr soát quy mô hoạt động của khu vực này.

7 Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và hàm ý chính sách. / Vũ Trường Sơn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 2-7 .- 330

Xã hội loài người ra đời gắn liền với hoạt động lao động để tổn tại và phát triển, lịch sử phát triển nền kinh tế cũng bắt đầu từ nền kinh tế tự cung, tự cấp. Hình thức sản xuất tự cung, tự cấp vẫn tồn tại đến ngày naỵ, kinh tế phi chính thức đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Kinh tế phi chính thức Việt Nam luôn có vị trí, vai trò nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nghiên cứu đầy đủ, đánh giá đúng và có chính sách đối với kinh tế phi chính thức.

8 Các nhân tố tác động đến khu vực kinh tế phi chính thức và hàm ý chính sách / Nguyễn Thị Thanh Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 555 .- Tr. 66-68 .- 658

Sự phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức; Các nhân tố tác động đến khu vực kinh tế phi chính thức; một số gợi ý chính sách để phát triển khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam.

9 Kinh tế phi chính thức ở Việt nam và một số khuyến nghị / ThS. Đinh Thi Luyện // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 681 tháng 5 .- Tr. 3-7 .- 330

Khái niệm về kinh tế phi chính thức; Vài nét về kinh tế phi chính thức ở Việt Nam; Một số kiến nghị

10 Nền kinh tế phi chính thức và thất thoát thu thuế ở Việt Nam / Nguyễn Thái Hòa, Lê Việt An // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 245 tháng 11 .- Tr. 2-12 .- 330

Nghiên cứu được thực hiện nhằm ước tính quy mô nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và xu hướng phát triển của nó trong giai đoạn 1995 - 2015. Từ đó, ước lượng số thu thuế bị thất thoát của Việt Nam do nền kinh tế phi chính thức gây ra. Trong nghiên cứu này, phương pháp mô hình MIMIC được sử dụng để xác định quy mô nền kinh tế phi chính thức dựa vào các nguyên nhân quan sát được trong nền kinh tế. Kết quả cho thấy quy mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam hiện vẫn còn lớn, khoảng 20-30% GDP và có xu hướng gia tăng mạnh từ năm 2007 cho đến nay; trong khi các quốc gia khác lại có chiều giảm. Bên cạnh đó, với quy mô nền kinh tế phi chính thức hiện tại, số thuế bị thất thoát hằng năm ở khu vực này của Việt Nam tương đối lớn. Điều này đặt ra những mối quan tâm cần thiết trong việc kiểm soát và thu hẹp phạm vi của khu vực này.