CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiệp định Đối tác

  • Duyệt theo:
1 Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Cam-Pu-Chia: Dấu ấn lịch sử và gợi mở cho tương lai / Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Lan Hương // .- 2024 .- Quý 4 (135) .- Tr. 75-100 .- 327

Đánh giá lại bối cảnh lịch sử, pháp lý và ý nghĩa của Hiệp định này. Từ đó phân tích một số bất cập trong việc quản lý chung vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Cam-Pu-Chia để gợi mở triển vọng phân định và quản lý biển giữa hai nước trong tương lai.

2 Trung Quốc và Đài Loan xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương / Võ Minh Hùng, Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 11(249) .- Tr. 12-21 .- 327

Phân tích nguyên nhân xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Trung Quốc và Đài Loan, phản ứng của các nước, khả năng tham gia thành công của hai nhân tố và bước đầu đưa ra khuyến nghị trong ứng xử của Việt Nam.

3 Vấn đề bảo vệ môi trường trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) / Châu Hoàng Thân // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 5 (361) .- Tr. 58-66, 77 .- 340

Đề cập và phân tích những thách thức về môi trường và các giải pháp ứng phó mà các quốc gia thành viên đã cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

4 Vai trò của hệ thống thuế nhằm đảm bảo thương mại công bằng ở Việt Nam trong khuôn khổ CPTPP / Vũ Phương Đông // Luật học .- 2018 .- Số 11 (210) .- Tr. 15-22 .- 340

Làm rõ vai trò của pháp luật thuế đối với quá trình tham gia cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương nhằm đảm bảo công bằng trong chính sách tài chính giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; khuyến khích và thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao; đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.

5 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và việc hoàn thiện pháp luật dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam / Đào Ánh Tuyết // Luật học .- 2018 .- Số 11 (210) .- Tr. 57-65 .- 340

Nhìn nhận tổng quan về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, những thỏa thuận của Hiệp định về dịch vụ ngân hàng, tác động của Hiệp định trong việc xây dựng, hoàn thiện dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật.

6 Hiệp định về tự do di chuyển thể nhân trong ASEAN và tác động đối với Việt Nam / Phạm Thị Hiền, Nguyễn Tuấn Vũ // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 28-34 .- 340

Phân tích những vấn đề pháp lý của MNP với bốn vấn đề cơ bản sau đây: khái quát về AEC và di chuyển thể nhân, những nội dung cơ bản của MNP về di chuyển thể nhân, tác động của hiệp định trong việc thành lập một thị trường đơn nhất và tự do di chuyển con người, vấn đề đặt ra trong việc thực thi hiệp định đối với Việt Nam.

7 Quy định về sáng chế dược phẩm của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ảnh hưởng đến chiến lược phát triển dược phẩm Việt Nam / Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Xuân Lý // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 2 (105) .- Tr. 69-80 .- 615

Trình bày ba phần: so sánh quy định bảo hộ sáng chế dược phẩm của TTP và luật hiện hành của Việt Nam; ảnh hưởng của TPP đối với chiến lược phát triển dược phẩm Việt Nam và kiến nghị xây dựng luật Việt Nam.

8 Hoàn thiện pháp luật lao động nhằm thực hiện cam kết trong hiệp định TPP về quyền tự do lập hội của người lao động / Trần Thị Thúy Lâm // Luật học .- 2016 .- Số 12 (199) .- Tr. 48-55 .- 340

Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tự do thành lập tổ chức đại diện của người lao động so với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

9 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương: Tác động và những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc / Nguyễn Tăng Nghị // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 5/2016 .- Tr. 8-17 .- 327

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương dưới sự dẫn dắt của Mỹ đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về mọi mặt của Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua TPP, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực qua nhiều lĩnh vực hợp tác từ chính trị đến kinh tế. Những ảnh hưởng của Hiệp định TPP đối với Trung Quốc.

10 Ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đến cán cân thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ / PGS. TS. Nguyễn Như Bình // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 05/2016 .- Tr. 9-19 .- 327

Phân tích ảnh hưởng của Hiệp định đến xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa hai nước cũng như những hàm ý về mặt chính sách cho Việt Nam.