CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thể chế Pháp lý

  • Duyệt theo:
1 Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Đổng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 4 - 8 .- 340

Thể chế phát triển bền vững là khái niệm được nêu ra tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong những năm đổi mới gần đây, khái niệm này được nhiều người quan tâm nghiên cứu về các mặt thể chế, phát triển, phát triển bền vững. Tuy nhiên, khi lý giải, người nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào tính chất hình thức bên ngoài, bản chất nội dung bên trong, chứ không phân tích cụ thể thực chất nguyên lý toàn diện ở giữa; đồng thời không chỉ ra mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan giữa các mặt này với nhau. Tức là, thể chế, phát triển, thể chế phát triển bền vững chưa được làm sáng tỏ về thực chất. Bằng tư duy sáng tạo khoa học, tác giả bài viết phân tích, làm rõ thực chất, hạn chế nhận thức, đồng thời kiến nghị giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển bền vững trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.

2 Điều chỉnh về thể chế, pháp luật của Lào trong quá trình tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN / TS. Nguyễn Ngọc Lan, NCS. Nguyễn Hà Phương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 4 (217 ) .- Tr. 12-19 .- 327

Để thực hiện được các cam kết trong Cộng đồng kinh ế ASEAN (AEC), các bộ, ban, ngành của Lào đang nỗ lực chuẩn bị về mọi mặt. Lào đang đẩy mạnh thực hiện chủ trương “Thu hẹp khoảng cách và phát triển theo hướng hội nhập ASEAN”. Câu hỏi đặt ra là Lào đã có những điều chỉnh nào về thể chế và pháp luật trong quá trình tham gia AEC? Thông qua phương pháp so sánh lịch sử và nghiên cứu tài liệu, bài báo sẽ làm rõ những thay đổi trong chính sách thương mại, đầu tư và lao động của Lào từ năm 2003 đến nay, khi ASEAN thong qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, chính thức hóa việc thực hiện ý tưởng về 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

3 Quản lý phát triển công trình cao tầng nội đô – Những giải pháp kiện toàn thể chế / Kim Long // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 208 .- Tr. 40-43 .- 720

Xu hướng phát triển ồ ạt nhà cao tầng, đặc biệt tại các khu vực nội đô lịch sử của các đô thị lớn trong thời gian qua đang bộc lộ các tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đô thị. Kiến trúc cảnh quan bị phá vỡ, sự quá tải về hạ tầng gây nên các hiện tượng kẹt xe, ngập úng, thiếu nước, thiếu điện...gây ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội. Lâu dài, những bất cập này sẽ kéo theo các hệ lụy trầm trọng mà để khắc phục sẽ phải tiêu tốn nguồn lực lớn cả về tài chính và thời gian. Để giải quyết các vấn đề trên, cần có một cơ chế quản lý khoa học và đồng bộ với hệ thống các giải pháp ngắn hạn và dài hạn.

4 Những thách thức đối với thể chế thuế khi Việt Nam gia nhập TPP / Lê Hồng Hạnh // Luật học .- 2017 .- Số 9 (208) .- Tr. 12-22 .- 340

Hiệp định TPP là sự kiện có ảnh hưởng rất lớn đến thể chế kinh tế Việt Nam do nhiều thách thức và cơ hội mà nó tạo ra cho đất nước đang trên đà hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Thách thức mà TPP mạng lại cho Việt nam liên quan đến rất nhiều thể chế khác nhau, trong đó có thể chế thuế - một lĩnh vực mà Việt Nam đang còn tương đối yếu trong quá trình hội nhập quốc tế cũng như trong việc phát triển kinh tế thị trường. Phân tích một số thách thức mà TPP đặt ra đối với thể chế chuế.

5 Thể chế pháp lý trong nền kinh tế thị trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học tham khảo cho Việt Nam / PGS. TS. Bùi Văn Huyền, TS. Đỗ Cát Tường // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 7 (202) .- Nghiên cứu Châu  .- 340

Đưa ra những gợi ý chính sách trên cơ sở lựa chọn những điểm hợp lý của thể chế pháp lý dựa trên Thông luật và điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống dựa trên Luật Dân sự.