CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Ngoại giao--Mỹ
1 Nhìn lại chính sách xoay trục dưới thời cựu Tổng thống Obama và những điều chỉnh hiện nay / Đặng Trung Dũng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 1 (116) .- Tr.100 - 115 .- 327
Đánh giá và nhìn lại chính sách xoay trục của chính quyền cựu Tổng thống Obama và tác động của nó tới tình hình chính trị, anh ninh đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đánh giá sự tiếp tục của chiến lược này dưới thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.
2 Ngoại giao công chúng Mỹ dưới thời Tổng thống Obama / Đào Quyền Trưởng // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 05 (242) .- Tr. 35-44 .- 327
Trên cơ sở tìm hiểu về quan điểm và các chương trình ngoại giao công chúng của Chính quyền Obama, bài viết tổng kết lại những thành tựu và hạn chế của ngoại giao công chúng Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, đồng thời đưa ra những dự đoán về hướng phát triển của ngoại giao công chúng Mỹ trong những năm tới.
3 Từ lập trường trung lập đến chính sách can dự vào vấn đề Biển Đông của Mỹ / Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 5 (54) .- Tr. 41-47 .- 327
Trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia luôn là một yếu tố giữ vai trò quan trọng quyết định tới chính sách đối ngoại. Đối với nước Mỹ cũng như vậy, sỡ dĩ Mỹ đã thay đổi chính sách đối với vấn đề Biển Đông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan điểm lợi ích của nước Mỹ khi đề ra chính sách đối ngoại cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
4 Quan điểm và chính sách của Tổng thống Donald Trump ở Trung Đông / Nguyễn Sơn Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 35-37 .- 658
Phân tích những quan điểm, chính sách của Donald Trump thể hiện qua những tuyên bố và hành động của ông đối với các nước ở Trung Đông.
5 Từ cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar nhìn về chiến lược “Tối đa hóa các lựa chọn” của Tổng thống Mỹ D. Trump / TS. Bùi Hải Đăng, ThS. Lục Minh Tuấn // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2017 .- Số 07 (143) .- Tr. 3-11 .- 327
Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Tổng thống D. Trump đang dần hình thành theo ba định hướng lớn nhằm “tối đa hóa các lựa chọn” đúng như triết lý đàm phán của Trump: Gây áp lực song phương lên các đối tác đơn lẻ; Rút khỏi các hiệp định đa phương không đảm bảo lợi ích vượt trội của Mỹ; Xây dựng những kết nối mới mà Mỹ giữ vai trò lớn D. Trump chọn Trung Đông cho chuyến công du đầu tiên của mình là để thực hiện những bước chiến lược trong định hướng thứ ba. Chuyến công du này đã phá vỡ trật tự cân bằng ở Trung Đông bằng cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar; và qua đó tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này nói riêng và trên thế giới nói chung.